KẺ TRĂN TRỞ - Trang 63

Ông cha ta nói: “Có thực mới vực được đạo”, điều đó đúng với

mọi thứ, trong đó có giáo dục.

Theo các số liệu tại trang mạng www.nationmaster.com, tỷ lệ

“Đầu tư công cho giáo dục / Chi tiêu của chính phủ” (“Public
spending on education / Government expenditure”) của một số
quốc gia như sau: Trung Quốc – 12,71%, Thái Lan – 19,98%,
Singapore – 18,22%, Malaysia – 28,02 và Philippines – 17,22%.

nước ta, theo các nghị quyết của đảng, Quốc hội và chủ trương,

chính sách của Chính phủ, chi ngân sách nhà nước (cả trung ương và
địa phương) cho giáo dục đào tạo và dạy nghề ở mức 20%. Xét về tỷ
lệ phần trăm thì con số này không nhỏ so với các nước trên, nhưng
vì tổng chi ngân sách của Việt Nam nhỏ hơn đáng kể so với họ (do
nền kinh tế có GDP còn nhỏ), con số tuyệt đối chi cho giáo dục
đào tạo ở nước ta thấp hơn nhiều (đặc biệt nếu tính bình quân
trên một giáo viên, trên một học sinh).

Nếu xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhân tài là

nguyên khí quốc gia, không thể không cải thiện tỷ lệ và tổng chi
ngân sách cho giáo dục. Nguồn ngân sách được tăng lên một phần
dùng để cải thiện thu nhập cho đội ngũ giáo viên, làm sao để nghề
giáo viên trở nên hấp dẫn trong các nghề công chức. Ngoài ra, ngân
sách tăng thêm cũng dùng để nâng cấp trường lớp, thiết bị giảng
dạy, cấp học bổng khuyến học và các nhu cầu thiết thực khác của
ngành giáo dục.

Chúng ta hoàn toàn có thể bán bớt doanh nghiệp nhà nước để

đầu tư thêm cho giáo dục. Khi bán bớt doanh nghiệp, nhà nước đỡ
phải đầu tư thêm cho chúng, lại càng có thêm nguồn đầu tư cho
giáo dục. Trong khuôn khổ nguồn ngân sách có hạn, nếu cần phải
lựa chọn một bên là các doanh nghiệp nhà nước, một bên là chất
lượng lao động cho mọi thành phần kinh tế, tôi nghĩ nên lựa chọn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.