Một mặt, chúng ta thấy cần phải thu hút đầu tư nước ngoài vào
giáo dục, cho phép liên kết đào tạo để phát triển lĩnh vực quan trọng
này. Mặt khác, có vẻ chúng ta vẫn muốn bảo hộ các cơ sở đào tạo
không có vốn đầu tư nước ngoài trong cạnh tranh giáo dục, vì thế
quy định những hạn chế như trẻ em Việt Nam dưới năm tuổi không
được tiếp nhận vào học chương trình nước ngoài, các trường tiểu học
và trung học cơ sở không quá 10% tổng số học sinh của trường; các
trường trung học phổ thông không quá 20% tổng số học sinh của
trường. Nhiều người đã bày tỏ băn khoăn về các quy định này.
Trên thực tế, tổng vốn FDI vào giáo dục ở Việt Nam chưa đến
500 triệu đô-la và mức đầu tư bình quân vào một dự án giáo dục
chưa đến ba triệu đô-la, rất thấp so với các lĩnh vực khác. Các nhà
đầu tư giáo dục nước ngoài chủ yếu đầu tư vào các dự án trường
mầm non và phổ thông. Mới chỉ có ba trường hệ đại học ở Việt Nam
có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo tôi, việc thu hút đầu tư vốn FDI vào các dự án trường đại
học ở Việt Nam không có triển vọng sáng sủa. Hầu hết các trường
đại học danh tiếng trên thế giới hoạt động theo quy chế phi lợi
nhuận (kể cả các trường đại học tư nhân). Họ tiếp nhận các nguồn
tài trợ từ chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và bắt buộc
phải duy trì nguyên tắc phi lợi nhuận. Họ không đầu tư vốn ra
nước ngoài, mà chỉ thực hiện các chương trình liên kết đào tạo và các
khoản thu từ các hoạt động này thường cũng mang tính phi lợi nhuận.
Nói chung, đào tạo đại học không phải là lĩnh vực để các nhà đầu tư
kiếm lợi nhuận. Số lượng các trường đại học tư nhân với mục tiêu
kinh doanh (với mục tiêu lợi nhuận) rất ít, thường không phải là các
trường danh tiếng và ngay cả họ cũng ít khi đầu tư vốn ra nước
ngoài.
Nhìn chung, liên kết đào tạo là hình thức hợp tác phổ biến
nhất. Các nhà đầu tư địa phương (nhà nước, tư nhân) bỏ vốn