KẺ TRĂN TRỞ - Trang 69

“Tiên học Lễ. Hậu học Văn” là tư tưởng giáo dục Khổng giáo, đề

cao tính ưu tiên và tầm quan trọng của việc dạy đạo đức so với việc
dạy kiến thức, kỹ năng. Liệu tư tưởng này có còn phù hợp với nhu
cầu học tập suốt đời? Liệu nó có phù hợp với các mục tiêu học tập
“Học để Biết. Học để Làm. Học để Chung sống. Học để Tự lập” của
UNESCO mà chúng ta cũng đã chọn theo?

Phải chăng, chuẩn bị bước vào một “trận đánh lớn” trên mặt trận

giáo dục như Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo tuyên bố, cần nghiêm
túc đặt ra câu hỏi về hệ triết lý giáo dục Việt Nam và tìm câu trả lời
nhất quán, thuyết phục cho nó? Triết lý giáo dục với một nền
giáo dục quan trọng y như hiến pháp đối với một quốc gia vậy.

Thật ra, một nền giáo dục chú trọng tính bản chất và tính trường

tồn như giáo dục Mỹ được xây dựng trên nền tảng các quan điểm
triết học lâu đời hơn rất nhiều so với các nền giáo dục có thiên
hướng thay đổi theo tính chính trị của thời đại.

Tất cả những gì nước Mỹ coi là triết lý giáo dục đều có thể tìm

được nguồn gốc ở triết học Hy Lạp cổ đại của các nhà triết học –
nhà giáo Socrates, Plato, Aristotle... Điều ngạc nhiên là sự trung
thành với các quan điểm triết học cổ đại, kể cả về triết lý giáo dục,
lại mang lại cho nước Mỹ một khả năng thay đổi và phát triển mạnh
mẽ trong mọi thời đại, không bao giờ là nạn nhân của chủ nghĩa giáo
điều.

(VNExpress, ngày 29-4-2014)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.