Một kỳ thi toàn quốc tốn kém sức người, sức của, để loại được
vài ba phần trăm học sinh không đạt, số các em thi đạt lại không
dùng được kết quả thi tốt nghiệp cho việc gì nữa (việc các em sẽ học
tiếp đại học, cao đẳng, trung cấp hay đi làm công nhân lại được
quyết định bằng các cuộc thi khác), liệu một kỳ thi vậy có thực sự có
ý nghĩa, đáng bỏ công sức, tiền của để tổ chức hay không?
Trong hai kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học, cao đẳng như cách
làm lâu nay thì theo tôi chỉ nên gộp lại thành một kỳ thi có quy mô
toàn quốc. Cá nhân tôi thiên về phương án thay đổi căn bản tính
chất và nâng cao chất lượng của kỳ thi tốt nghiệp toàn quốc để từ
đó làm cơ sở xét tuyển đầu vào của các trường đại học, cao đẳng như
các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay đang áp dụng.
Vậy kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cần phải tổ chức như
thế nào?
TS. Lương Hoài Nam: Nếu giữ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ
thông, tôi nghĩ cần thay đổi tính chất, chất lượng của nó và biến
nó thành cuộc thi chính để phân luồng học sinh cho các cơ hội học
tập tiếp theo.
Kết quả thi tốt nghiệp của mỗi em sẽ quyết định em đó có
nhiều hay ít cơ hội được xét duyệt vào các bậc và các trường cụ thể
trong các bậc đại học, cao đẳng, trung cấp.
Học sinh nào có điểm thi tốt nghiệp cao sẽ có nhiều cơ hội chọn
trường (đại học, cao đẳng), học sinh có điểm thi thấp sẽ có ít cơ hội
chọn trường hơn (danh sách chọn hẹp hơn). Hàng năm, mỗi trường sẽ
đăng ký điểm xét tuyển đầu vào với Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Đối chiếu điểm xét tuyển đầu vào của các trường với kết quả
thi tốt nghiệp, một em học sinh có thể được quyền chọn trường
trong danh sách hàng chục trường đại học và cao đẳng, nhưng một em