KẺ TRĂN TRỞ - Trang 73

Vì vậy, việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo lần này

cần phải xuất phát từ việc xác định thật rõ các mục đích của học tập
là gì.

Trong khi chúng ta chưa xác định được “bộ” mục đích học tập

thuyết phục, hoàn toàn có thể chấp nhận “bộ” mục đích học tập của
UNESCO. Cụ thể gồm: “Học để Biết” (“Learning to Know”); “Học
để Làm” (“Learning to Do”); “Học để Chung sống” (“Learning to
Live Together”); “Học để Tự lập” (“Learning to Be”).

Đây là một “bộ” mục đích học tập rất toàn diện và thuyết phục,

được nghiên cứu, phát triển một cách công phu, chúng ta có thể yên
tâm sử dụng.

Nếu chấp nhận “bộ” mục đích học tập (và tương ứng với nó là

các mục đích giáo dục, đào tạo) như trên, cần làm cho nó được
thấm nhuần, nhất quán và xuyên suốt toàn bộ hệ thống giáo
dục, đào tạo trong lần đổi mới này.

Bốn nền tảng mục tiêu học tập của UNESCO rõ ràng, thực dụng

hơn tư tưởng “Tiên học Lễ. Hậu học Văn” mà chúng ta dùng lâu nay.
Trong thế giới hiện đại với mọi thứ thay đổi rất nhanh, học bao
gồm tự học và là việc cả đời người, cả về Lễ và Văn.

Vậy chúng ta cần đổi mới giáo dục từ mô hình cũ hay xây dựng

lại và thực hiện theo một mô hình hoàn toàn mới?

TS. Lương Hoài Nam: Đây chính là vấn đề cốt lõi. Bộ Giáo dục

- Đào tạo cần phải định vị và xác định được đâu là mô hình mới mà
chúng ta sẽ xây dựng, đổi mới trong nhiệm vụ trọng đại này.

Trên thực tế, giáo dục Việt Nam (và của nhiều nước khác) chịu

nh hưởng rất lớn của các nền giáo dục khác do các yếu tố lịch sử,

không có tính độc lập tuyệt đối.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.