KẺ TRĂN TRỞ - Trang 80

dụng một cách sáng tạo” trong các lĩnh vực. Giáo dục không phải là
lĩnh vực ngoại lệ.

Nhìn nhận một cách thẳng thắn, nền giáo dục Việt Nam trong

suốt lịch sử chưa bao giờ có tính độc lập cao. Nó luôn luôn dựa trên
mô hình, tư tưởng giáo dục của quốc gia có ảnh hưởng lớn đến Việt
Nam trong từng giai đoạn. Đây cũng là điều bình thường trên thế
giới.

Trong thời kỳ phong kiến, giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng rất

lớn của nền giáo dục Trung Hoa. Trong thời kỳ Pháp thuộc và đến
tận ngày thống nhất đất nước, hệ thống giáo dục ở miền Bắc
nước ta thừa kế đáng kể hệ thống giáo dục Pháp. Sau khi đất nước
thống nhất, giáo dục Việt Nam được chuyển dịch về mô hình giáo
dục Liên-xô.

Sau khi Liên-xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ,

giáo dục Việt Nam bắt đầu chịu sự tác động của các nền giáo dục
khác (đặc biệt về giáo dục – đào tạo sau phổ thông).

Có thể nói rằng, qua những giai đoạn “điều chỉnh” như vậy,

nền giáo dục của Việt Nam hiện nay ở các bậc học là tập hợp chắp
vá của nhiều hệ thống, tư tưởng giáo dục khác nhau: Trung Hoa,
Pháp, Liên-xô, Anh, Mỹ..., tùy bậc học và chương trình học.

Nếu các nhà giáo dục nước ta để ý, không khó để họ nhận ra

rằng khi tự chi tiền cho con cái đi du học nước ngoài, hầu hết các
gia đình Việt Nam chọn các nước theo mô hình giáo dục Anh: Anh,
Mỹ, Australia, Singapore, New Zealand, Canada...

Số học sinh, sinh viên đi du học tại các nước khác như Pháp, Đức,

Thụy Sỹ, Hà Lan, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... không
nhiều trong tổng số du học sinh Việt Nam và thường theo các
chuyên ngành hẹp mà các nước đó có thế mạnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.