Các nội dung đổi mới giáo dục Việt Nam rất nhiều, nhưng vấn
đề mà tác giả bài này cho là gốc rễ, quan trọng nhất là: mô hình
giáo dục nào được chọn cho lần đổi mới giáo dục rất được trông đợi
và kỳ vọng này? Đây là “vấn đề của mọi vấn đề”.
Tác giả bài này rất băn khoăn với ý kiến của một số người trong
cuộc rằng các cơ quan chức năng đã nghiên cứu hàng chục mô hình
giáo dục trên thế giới và không chọn mô hình giáo dục của một nước
nào hết, rằng nước ta sẽ xây dựng một mô hình giáo dục riêng của
Việt Nam, kế thừa những gì tốt của các mô hình tiên tiến và phù
hợp với các điều kiện thực tiễn của nước ta. Tóm lại là chúng ta sẽ
sáng tạo!
Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có đủ trình độ, hiểu biết để sáng
tạo một mô hình giáo dục đủ tốt cho Việt Nam hay không?
Tác giả bài này e là không. Chúng ta có nhiều chuyên gia giáo dục
và mỗi người biết tốt một số vấn đề giáo dục, nhưng e rằng
nước ta vẫn chưa có các “tổng công trình sư giáo dục”, những người có
đủ kiến thức, kinh nghiệm thiết kế một mô hình giáo dục đồng
bộ, chất lượng như các mô hình tiên tiến trên thế giới.
Nếu giao cho các nhà giáo dục Việt Nam khác nhau đánh giá, so
sánh các mô hình giáo dục trên thế giới, e rằng kết quả đánh giá,
so sánh của họ cũng sẽ rất khác nhau.
Nếu như mọi thứ hay ho, tiên tiến của thế giới đều có thể dễ
dàng “vận dụng một cách sáng tạo” thì nước ta đã tự làm được tất cả
mọi thứ và trở nên giàu mạnh từ lâu rồi (kể cả việc tự sản xuất máy
bay, tàu ngầm hay tàu vũ trụ).
Nhưng vấn đề không phải như thế, không đơn giản như thế.
Chúng ta có thể liệt kê hàng loạt thất bại của các chương trình “vận