với chúng tôi: “Nơi này ít nhất cũng sâu dưới lòng đất năm mươi mét, do
đó đất sét ở đây có chứa một hàm lượng lớn sa thạch1. Loại hang động như
thế này không hề chắc chắn, chỉ cần bị chấn động khẽ là sẽ sụp xuống ngay,
chúng ta không thể ở lại đây quá lâu được.”
1. Sa thạch hay cát kết (đá cát) là đá trầm tích vụn cơ học với thành
phần gồm các hạt cát chủ yếu là fenspat và thạc anh được gắn kết bởi xi
măng, silic, canxi, oxi sắt… Tùy theo từng loại xi măng mà sa thạch có
màu sáng, xám, lục đỏ. Do sa thạch thông thường tạo ra các vách đá dễ
nhận thấy và các hình khối tự nhiên bằng đá khác nên màu sắc của đá cát
có thể coi là giống hệt như màu sác của khu vực đó.
Vương Tiên Dao nói: “Nếu chúng ta cứ thế này mà đi, tiền bối sau khi
xuống đây phải làm thế nào? Chi bằng chúng ta hãy để lại ký hiệu, như thế
anh ta ít nhất cũng biết chúng ta đã đi đâu.” Dứt lời liền lấy trong ba lô leo
núi ra mấy cây gậy huỳnh quang, sau khi lắc nhẹ mấy cái bèn xếp thành
một hình mũi tên trên mặt đất, chỉ rõ hướng đi của chúng tôi.
Hang núi này rất dài, chúng tôi đã đi được chừng mười phút mà vẫn
chưa thấy điểm tận cùng đâu. Nói thật lòng, hang núi này cứ thế vươn dài,
chẳng hề nghiêng chếch chút nào, nên chúng tôi không rõ lúc này mình
đang lên cao hay là xuống thấp.
Đúng vào khoảnh khắc chúng tôi do dự không biết có nên quay trở lại
hay không, phía trước bỗng nhiên xuất hiện một tia sáng. Chúng tôi cả
mừng, cho rằng đã tới cửa ra rồi, bèn ra sức chạy nhanh về phái trước.
Nhưng chẳng bao lâu sau, chúng tôi đã phải thất vọng.
Khi chúng tôi đi tới nơi mà cứ ngỡ là cửa ra thì điều hết sức bất ngờ,
đúng vậy, nơi này đúng là một hang đá khổng lồ ít nhất cũng phải cao tới
năm mươi, năm sáu mét. Từ trên trần hang đá có rất nhiều thạch nhũ chãi
xuống phía dưới, thoạt nhìn từ xa, nơi đây cứ như cái miệng của một con
quái thú khổng lồ đáng há rộng, bên trong đầy những răng là răng, chỉ chờ