cho nên bọn họ mới nôn nóng nói với tôi như thế? Chắc không phải là…
Tôi có chút hưng phấn hỏi: “Các cậu đã tìm thấy dạ minh châu rồi ư?”
Tôn Kim Nguyên cất lời chế giễu tôi:“ Cái gì mà dạ minh châu chứ!
Bọn tớ chỉ tìm thấy một con heo là cậu mà thôi. Cậu nghĩ ở đây có dạ minh
châu mà lại tối tăm như thế này sao?”
Vương Tiên Dao đứng một bên cười khúc khích, nói:“ Mau đi xem
thử thôi nào, bọn tớ phát hiện ra mấy bức họa trên tường.”
Tôi vừa day khuỷu tay vừa đi về phía bức tường nơi Tôn Kim Nguyên
đang đứng. Dựa vào ánh sáng tỏa ra từ chiếc bật lửa trong tay cậu ta, tôi
thấy trên tường có bốn bức bích hoa (*) rất lớn. Cả bốn bức bích hoa đều
được điêu khắc thẳng vào đá trên tường, không hề bôi màu gì cả. Vì đã trải
qua nhiều năm tháng, lại thêm không khí ở đây khá ẩm ướt, nên rất nhiều
nét khắc đã bị ăn mòn, trở nên mờ nhạt không thể nhìn rõ. Đặc biệt là ba
bức đầu tiên, bây giờ chỉ có thể đại khái nhìn ra các đường nét chính, bên
trong đó dường như có rất nhiều người đang mở núi đục đá để xây dựng
đường hầm, còn có một người ăn vận hoa lệ đang đứng trên một ngọn núi
cao, cúi đầu nhìn xuống, trông có vẻ đang dám sát công nhân bên dưới kia.
Điều kì lạ là trong tay phải người đó có một viên ngọc tỏa ra ánh sáng rực
rỡ, làm người đó thoạt nhìn giống như một vị thần tiên đang nghỉ chân tại
chốn núi non dưới trần gian.
(*) Bích họa tức là tranh vẽ được thực hiện trên một bề mặt diện tích
lớn, thường là tường vách hoặc trần nhà, dùng kỹ thuật vẽ trên vữa vôi.
Nước pha phẩm màu được dùng tô lên mặt vữa khi vừa còn ướt.
Tại góc dưới bên phải của một bức họa có một khe núi, trong khe núi
dựng rất nhiều chiếc lều, dưới mỗi chiếc lều đều có một ang nước, trong đó
một ang nước có nắp đậy được lật lên, bên trong có rất nhiều thứ gì đó cong
queo ngoằn ngoèo, dường như là một loài sâu bọ. Nhìn tới bức họa thứ tư,
hai mắt tôi bất giác sáng bừng lên, vì nó không phải là bích họa mà rõ ràng