(3) “Đắc thủy” có nghĩa là “được nước“.
(4) “Thiên tượng” có nghĩa là hiện tượng thiên văn, chỉ việc bầu trời
phát sinh các hiện tượng tự nhiên.
Trong bí quyết tìm long mạch(1), Tầm Long Quyết có câu rằng: Đại
đạo long hành tự hữu chân, phiêu hốt ẩn hiện thị long thân(2). Núi Côn
Luân có thể coi là căn nguyên của long mạch trong thiên hạ, mọi dãy núi
đều có thể xem như là nhánh của Côn Luân. Các phân mạch tách ra tử đây
đều có thể coi là một long mạch độc lập. Thiên hạ bao la, địa mạch hình
rồng nhiều vô số, song dựa vào sự khác biệt giữa “hình” và “thể”, long
mạch có thể phân chia làm nhiều loại, có loại hung loại cát, có loại dữ loại
lành, mỗi loại mỗi khác, long mạch có thể chôn người không nhiều. Dựa
theo “hình” thì các loại ấy đều là long mạch, song nếu phân tích theo“thế”
thì có thể chia làm các thế trầm long, tiềm long, phi long, đằng long, tường
long, quần long, hồi long, xuất dương long, quy long, ngọa long, tử long,
ẩn long(3)...
(1) “Long mạch” có nghĩa là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoắt ẩn
thoắt hiện như rồng.
(2) Đại đạo long hành tự hữu chân, phiêu hốt ẩn hiện thị long thân: đại
ý có nghĩa là trên đời thực sự có tồn tại rồng, nhưng thân rồng thì luôn
thoắt ẩn thoắt hiện.
(3) Trầm long, tiềm long, phi long, đằng long, tường long, quần long,
hồi long, xuất dương long, quy long, ngọa long, tử long, ẩn long: có nghĩa
là rồng chìm, rồng lặn, rồng bay, rồng ngẩng đầu, rồng lượn, rồng tụ, rồng
quay đầu, rồng ra biển, rồng trở về, rồng nằm, rồng chết, rồng ẩn mình.
(2) Củng long: có nghĩa là “rồng cong lưng“.
Chỉ có mạch đầu rồng đại cát, hình tựa cái đỉnh úp xuống, thế như
sóng lớn cuộn tới mới có thể táng được bậc vương giả, thứ mạch thấp hơn