phong vương ở Vân Nam, song số mộ huyệt được phát hiện ở Vân Nam so
với các nơi khác lại vô cùng ít ỏi, tỉ lệ quả thực không hợp lý chút nào.
Xuất hiện tình trạng này chủ yếu là bởi mấy nguyên nhân như sau: thứ
nhất, Vân Nam địa hình phức tạp, da phần là núi cao vực sâu, muốn xác
định được vị trí của huyệt mộ không dễ chút nào; thứ hai, Vân Nam có
nhiều độc trùng đăc biệt là ở các nơi rừng rậm hiếm có dấu chân người, còn
dày đặc chướng khí, người bình thường khó mà đi vào được; thứ ba, người
ở nơi đó đểu rất giỏi dùng Cổ thuật, mà các loại Cổ trong huyệt mộ có thể
sống tới mấy ngàn năm, thậm chí là cả vạn năm, một khi tiếp xúc với hơi
thở của người sống, bọn chúng sẽ lập tức sống lại, hậu quả thực khó mà
lường trước được. Do đó, khi còn chưa thể xác định là chắc chắn có mộ, rất
ít người có gan đi vào trong chốn núi rừng ở Vân Nam để tìm kiếm. Hơn
nữa, Đại Hạp Cốc chỉ là một nhánh rất nhỏ của núi Lương Vương, không ai
cho rằng mộ Lương Vương lại nằm ở đó cả. Nếu không vì năm xưa có
những phát hiện vô tình đó, tớ cũng chẳng dám nghĩ tới việc trở lại nơi ấy
đâu, nhưng đây là một cơ hội ông trời ban cho chúng ta, không thể bỏ lỡ
được.”
Tôi lập tức phản bác:“Trộm mộ là một việc làm đi ngược lại với nhân
tính. Tiền nhân có lời rằng “người chết là lớn nhất”, người ta đã chết rồi mà
cậu còn không để cho người ta được yên thân, như thế không phải là táng
tận lương tâm ư?”
Tôn Kim Nguyên căm phẫn nói: “Người trộm mộ cũng có đạo đức
nghề nghiệp của người trộm mộ. Mộ của những người dân bình thường, tớ
chẳng thèm ghé đến đâu, cũng không muốn quấy rầy họ. Thường thì mộ
của các tay trọc phú hay quan tại tép riu tớ cũng chằng thèm để vào mắt, vì
không đáng để đi đào trộm.”
Tôi vẫn tỏ ý phản đối: “Cậu đi trộm mộ của ai thì cũng thế cả thôi,
tính chất kỳ thực không có gì khác biệt, đều là một việc làm thất đức.”