Tôi thở dài, nói: “Nhưng làm như vậy là phạm pháp đấy!”
Tôn Kim Nguyên lặng im một lát rồi mới nói: “Điều này thì tớ biết,
hơn nữa tớ còn biết rằng trộm mộ sẽ bị xử theo tội trộm cắp tài sản quốc
gia. Một di vật văn hóa bị chôn vùi dưới đất sâu, quốc gia vốn không hề
hay biết về sự tồn tại của nó, ấy thế mà khi những người trộm mộ bỏ không
biết bao nhiêu công sức mang được nó ra ngoài, trả lại cho nó sự rực rỡ,
huy hoàng vốn có, nó lại trở thành chứng cứ để định tội bọn họ. Vì việc
này, tớ cảm thấy rất bất bình. Công quỹ của quốc gia bị người ta tham ô
chiếm đoạt, đó là một hành vi trộm cắp hết sức rõ ràng, vì khi đó, tài sản
quốc gia là hiện hữu, ấy vậy nhưng đa phần số tiền tham ô đều chắng thể
thu về. Trong khi đó, di vật văn hóa lại là một thứ mà người ta không biết
có thật sự tồn tại hay không rất có thể nó sẽ bị hủy đi trong một trận động
đất nhẹ nhàng mà không mấy ai cảm nhận được. Do đó, cùng là tội trộm
cắp nhưng tính chất và ý nghĩa của những việc làm phạm pháp này lại
không hề giống nhau, và khi bị đưa vào nhà lao, điều kiện sinh hoạt của
những người trộm mộ, nên tốt hơn của những gã tham quan ô lại mới đúng.
Hơn nữa, những người trộm mộ cũng không phải là không có cống
hiến gì. Đôi lúc, bọn họ có thể khiến những món bảo vật chuyên dụng của
hoàng thân quý tộc được lưu truyền ra dân gian, khiến vô số món trân bảo
tuyệt thế vốn bọ chôn vùi dưới đất sâu được thấy lại ánh mặt trời, từ đó
giúp mọi người nhìn thấy sự rực rỡ của nền văn minh cổ đại. Xưa nay, đồ
cổ đa phần đều có nguồn gốc từ người trộm mộ mà ra. Hành động của bọn
họ có đóng góp rất lớn cho sự tiến bộ của ngành khảo cổ, ảnh hưởng về mặt
học thuật có thể nói là vô cùng to lớn. Ngoài ra, tư liệu thẻ tre, thẻ gỗ rất
nhiều lần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc, mà có lúc
những thứ ấy lại được chính những người đào mộ phát hiện ra. Chẳng hạn
như sự xuất hiện của ""Cấp trúng di thư(*)” vậy, đó thực sự là một điều
may mắn lớn cho những người nghiên cứu về lịch sử văn hóa Trung Quốc.”