túc và trôi chảy. Dù tôi vẫn chưa xem bản thảo do chính Ibara viết
nhưng hình như đó là bài cảm nhận về một bộ manga được coi là danh
tác kinh điển. Tôi nhớ là cô nàng có nhắc đến đại loại như “chùa”,
“mu”, “xổ số”, có lẽ là manga về trò rút thăm chăng?
Trong khi đó, bản thảo chưa hoàn thành của Satoshi dù bị Ibara vặn
dây cót liên tục, theo lời khổ chủ là một câu chuyện dí dỏm về nghịch
lý Zeno
. Một đề tài khá là tự do phóng tác, nhưng nếu đọc các ấn bản
cũ của “Kem Đá” thì thấy tập san của câu lạc bộ Cổ Điển có vẻ “gì
cũng có”, đề tài của Satoshi liên quan đến “Cổ Điển” theo kiểu bàn về
một nghịch lý Cổ Điển, thế nên vẫn có thể châm chước được chăng?
Cân nhắc việc Satoshi còn kiêm vai trò ở cả câu lạc bộ Thủ Công và
Ủy ban Hành chính nên số trang được phân công cho cậu ta khá ít, dẫu
vậy Satoshi vẫn đang khổ sở vật lộn. Xem chừng cậu ta không có tài
viết lách lắm. Đó là điểm yếu bất ngờ mà tôi đã tìm ra.
Satoshi cười nhăn nhó cắm đầu vào tờ bản thảo, Ibara thì đi đi lại lại
sau lưng hắn chốc chốc lại liếc đồng hồ đeo tay. Bất chợt thì Ibara hỏi
tôi như vừa nhớ ra điều gì.
“Nói mới nhớ, Chi-chan đâu rồi? Tôi có chuyện muốn bàn về kinh
phí.”
Satoshi định mở miệng nói gì đó nhưng bị lbara lườm một cái nên
lại luống cuống quay về với bản thảo. Không còn cách nào khác, tôi
phải dừng bút mà trả lời:
“Chitanda đi thăm mộ rồi.”
“Mộ?”
“Của bác Sekitani Jun. Cậu ấy muốn nhanh thống mang bản thảo đó
đến viếng trước vong linh bác ấy.”
Bản thảo đó là bài tóm tắt việc chúng tôi đã truy tìm sự kiện ba
mươi ba năm trước như thế nào.
Tôi đã viết dưới sự hợp tác của Chitanda. Tôi vốn không thích lạm
dụng những phép tu từ không cần thiết nên bản thảo đã trở thành một