kiểu ghim ở giữa, song có vẻ thuê hẳn nhà in làm nên nhìn rất bài bản.
Tấm bìa màu nâu trông như được làm bằng da, trên đó vẽ biếm họa
một con thỏ và một con chó săn theo lối tranh thủy mặc giống như bộ
tranh cuộn “Điểu thú nhân vật hí họa”
.
Một đàn thỏ quây thành vòng tròn, giữa vòng tròn đó là một con
chó săn và một con thỏ đang cắn nhau. Răng nanh của con chó ngoạm
vào mình thỏ như sắp sửa cắn xé tan xác, còn đôi răng cửa sắc nhọn
của con thỏ cũng đang cắm sâu vào gáy kẻ thù. Nhờ được vẽ theo kiểu
biếm họa nên bức tranh không mang vẻ thê thảm mà trông buồn cười,
nhưng lại cũng có phần rờn rợn. Có câu “thỏ khôn chết chó săn bị mổ
thịt”
, nhưng ở đây thì là thỏ khôn và chó săn đang giao đấu. Bầy thỏ
xung quanh thì nhìn ngắm cảnh tượng đó bằng một vẻ dễ thương lạ
lùng…
Trên bức tranh có chữ. Dòng chữ “Kem Đá - Số 2” được viết bằng
thể chữ Minh Triều không cầu kỳ. Phát hành năm 1968… Xưa thật.
Và, cái tựa đề.
“Kem Đá…” .
Đây là tên của tập san?
“Tựa đề lạ thật!”
Ibara nhòm vào từ sau vai tôi,
“Ờ ha. Tên khó hiểu ghê,”
Cô nàng tán đồng.
Khi nghe tên gọi lễ hội Kan-ya, tôi cũng nghĩ tên gọi của sự vật sự
việc ắt hẳn có hàm chứa ý nghĩa tương đương nào đổ. Hơn nữa, nếu là
thứ mới được đặt tên như tập san thì nội dung và tên gọi có mối quan
hệ mật thiết là đương nhiên. Thế nhưng tôi không sao tìm ra được mối
liên quan giữa “Tập san của câu lạc bộ Cổ Điển” và “Kem Đá”. Cho
dù mục đích hoạt động của câu lạc bộ Cổ Điển là một bí ẩn đi chăng
nữa, thì một tựa đề như vậy vẫn thật khó hiểu.