KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 98

C

4. Kéo-Búa-Bao

hiến lược tự thực thi đầu tiên mà tôi nghiên cứu xuất phát từ
một trò chơi của trẻ nhỏ: kéo-búa-bao

(22)

. Đây là trò chơi phổ

biến trên thế giới với nhiều tên gọi khác nhau khi được phổ

biến sang nhiều nước. Một trong những tên gọi tôi rất thích của
trò chơi này là “Trưởng làng”-“Hổ”-“Mẹ trưởng làng” (xuất xứ từ
Nhật Bản). Những tên khác bao gồm Rắn-Ếch-Ốc sên (Nhật
Bản), Voi-Người-Sâu tai (Indonesia), Gấu-Người-Súng (Canada) và
Gấu-Cao bồi-Ninja (chỉ duy ở thành phố Milwaukee, nước Mỹ).

Dù trò chơi đó được đặt tên gì chăng nữa, thì trẻ con cũng không

phải đối tượng người chơi duy nhất. Người lớn cũng dùng trò này
khi không thể thống nhất hay muốn ngẫu nhiên đưa ra một
quyết định. Có tin rằng George Washington cũng từng chơi trò này
với Huân tước Cornwallis và Tướng de Rochambeau để phân định
xem ai là người cuối cùng rời lều của Cornwallis sau khi quân Anh
ký hiệp ước đầu hàng ở Yorktown năm 1781. (Chuyện kể rằng
Rochambeau đã thắng, vì thế ở một số vùng miền vẫn gọi trò này
là trò Ro-Sham-Bo – theo cách phát âm tên vị tướng). Mới đây, một
thẩm phán ở Florida đã yêu cầu hai luật sư chơi trò này vì họ không
thể nhất trí nên lấy lời khai ở đâu, mặc dù văn phòng của họ chỉ
cách nhau bốn tầng lầu trong cùng một tòa nhà.

Trong trường hợp các vị luật sư, họ phải cần tới một người nắm

quyền bên ngoài để buộc phải ra quyết định, nhưng các lý thuyết
gia trò chơi phát hiện ra rằng việc bổ sung thêm người chơi thứ ba sẽ
thay đổi hoàn toàn bản chất của trò chơi. Giờ họ không cần phải có
một người nắm quyền bên ngoài, vì đã có một sự cân bằng nội tại
giữa các chiến lược của ba người chơi và không chiến lược nào có
thể áp đảo. Giới tự nhiên đã vận dụng sự cân bằng này để duy trì sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.