lửa ở Cuba), Thế lưỡng nan của tình nguyện viên (nội dung này gói
gọn trong một từ duy nhất: mamihlapinatapai – trong tiếng Yagán
tại quần đảo Tierra del Fuego, Nam Mỹ, từ này có nghĩa là “hai
người nhìn nhau, mỗi người đều hy vọng người kia sẽ làm điều mà
hai người đều muốn thực hiện nhưng không muốn tự mình thực
hiện”). Hoặc Cuộc chiến giữa hai giới tính (trong đó, một cặp đôi
muốn ra ngoài chơi, nhưng người đàn ông muốn đi xem bóng chày
trong khi người phụ nữ lại muốn xem kịch).
Trong tất cả những trường hợp trên, sự hợp tác sẽ mang lại kết
quả tổng thể tốt nhất, nhưng cái bẫy của Nash (nay được gọi là Định
lý Cân bằng Nash), lại dẫn dụ chúng ta bằng logic về lợi ích cá
nhân, khiến chúng ta rơi vào tình huống trong đó ít nhất một
trong các bên sẽ chịu thiệt hơn; và nếu cố thoát ra, họ sẽ còn chịu
thiệt hơn nữa. (Đó là nguyên nhân cái bẫy lại hiệu quả đến vậy).
Nếu muốn học cách hợp tác hiệu quả hơn, chúng ta cần phải tìm
đường tránh hoặc thoát khỏi cái bẫy đó. Lý thuyết trò chơi đã nhận
diện được vấn đề. Vậy nó có cung cấp được đầu mối nào giúp
chúng ta giải quyết được vấn đề không? Câu trả lời là có.
Một số những đầu mối đó đã xuất hiện từ những nghiên cứu
về sự tiến hóa của phương thức hợp tác trong tự nhiên. Số khác lại
xuất phát từ việc nghiên cứu kỹ lưỡng những chiến lược mà chúng
ta thường áp dụng nhằm giành lấy và duy trì sự hợp tác. Các chiến
lược hợp tác hứa hẹn từng xuất hiện bao gồm biến thể của phương
thức Tôi chia bạn chọn, những phương pháp mặc cả hợp tác mới (bao
gồm một ứng dụng tuyệt vời của cơ chế lượng tử) thể hiện sự tín
nhiệm bằng cách tự giới hạn các lựa chọn của mình để đánh lừa hoặc
từ bỏ và thay đổi cơ chế lợi ích để loại bỏ ham muốn phá vỡ những
thỏa thuận hợp tác.
Một số những đầu mối quan trọng nhất xuất phát từ các
trình mô phỏng máy tính, trong đó các chiến lược khác nhau sẽ được