nạn phát tán thư rác trên Internet, trộm cắp, chen hàng và nhiều vụ
tai nạn giao thông. Nó có lẽ cũng là logic dẫn tới việc chặt hạ đến cái
cây cuối cùng ở đảo Phục sinh
. Và chắc chắn nó cũng là logic
khiến mọi người thích quẳng túi rác vào một khu nhà hoang hơn là
đổ rác đàng hoàng, hay nói quá lên thiệt hại để đòi tiền bảo hiểm,
hay “quên” không khai báo thu nhập cho cơ quan thuế. Nó cũng là
logic mà các chính phủ dùng tới khi họ từ chối ký kết những thỏa
thuận quốc tế như Nghị định thư Kyoto
. Mà quan trọng hơn cả:
nó là thứ logic leo thang. Dưới đây là lời bài hát phản chiến tuyệt vời
hồi thập niên 1970:
Ai cũng kêu đòi hòa bình cho thế giới,
Ngay khi ta chiến thắng cuộc chiến này
Khi cả hai bên sử dụng cùng một thứ logic như thế này, thì sẽ
chẳng bao giờ có hòa bình trên thế giới này cả.
Chúng ta có thể tránh được Bi kịch của cái chung nếu biết thay
đổi hành vi, sống có đạo đức hơn, chân thành hơn và quan tâm tới
láng giềng như với chính bản thân mình. Thật tuyệt biết bao nếu
điều đó xảy ra, nhưng thực tế, chúng ta nào phải Mẹ Teresa
tốt hơn chúng ta nên chấp nhận thực tế rằng mình chỉ hợp tác
khi nhận thấy điều có lợi cho mình. Điều này cũng ứng với các
quốc gia cũng như với cá nhân. Chẳng hạn, tác giả cuốn sách ảnh có
hưởng lớn The Stern Review on the Economics of Climate Change
(tạm dịch: Đánh giá nghiêm khắc về khía cạnh kinh tế của thay
đổi khí hậu) xuất bản năm 2006 đã chỉ ra rằng, các quốc gia chỉ
hợp tác để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu khi họ nhìn thấy
được những lợi ích kinh tế trực tiếp và ngắn hạn đối với mình.
Lý thuyết trò chơi không phán xét về mặt đạo đức đối với
những thái độ như vậy. Nó chỉ chấp nhận thực tế rằng lợi ích bản