Các nhà khoa học cũng áp dụng lối lập luận trên đối với những
chiếc thìa: “Người dùng thìa (dù vô tình hay cố ý) đinh ninh rằng
tính thiết thực đối với họ (tức lợi ích đối với bản thân họ) sẽ được
cải thiện khi họ lấy đi một chiếc thìa để phục vụ nhu cầu cá nhân,
trong khi đó, tính thiết thực đối với những người khác chỉ giảm đi
một phần nhỏ (“xét cho cùng, vẫn còn nhiều thìa thế kia cơ
mà…”). Khi ngày càng có nhiều người dùng thìa quyết định như vậy
thì khu vực để thìa chung cuối cùng sẽ sạch bóng thìa”.
Việc áp dụng lập luận này cho những chiếc thìa thoạt nghe có vẻ
khôi hài, nhưng nếu bạn thay từ thìa bằng đất đai, dầu lửa, cá,
rừng hay bất kỳ cái tên nào chỉ tài nguyên chung, bạn sẽ sớm nhận
thấy một số vấn đề cực kỳ nghiêm trọng trên toàn cầu bắt
nguồn từ vòng tròn logic luẩn quẩn này, khiến cho sự hiện diện
không mời của nó tạo cảm giác như lợi nhuận đang rơi vào tay một cá
nhân hoặc một nhóm người, trong khi cả cộng đồng phải chịu tổn
thất.
Bi kịch của cái chung sẽ phát huy sức mạnh phá hoại của nó khi ai
đó trong chúng ta hợp tác vì lợi ích chung, nhưng kẻ khác lại nhận
thấy họ có thể thu lợi nhiều hơn cho bản thân bằng cách phá vỡ sự
hợp tác đó (theo cách nói của lý thuyết trò chơi là sự đào thoát hay
lừa gạt). Vậy nên, họ có thể làm thế – cho đến khi mọi người bắt
đầu cùng suy nghĩ theo hướng đó, khiến sự hợp tác bị phá vỡ và gây
hại cho tất cả. Do chạy theo logic vị kỷ, nên bằng cách nào đó, họ đã
đưa tất cả mọi người vào tình cảnh trong đó sự vị kỷ là điều ít được
trông đợi nhất.
Nghịch lý logic nan giải này có mối liên hệ với sự biến mất của
nghề đánh bắt cá tuyết ở đảo Newfoundland, với cuộc nội chiến
tàn khốc ở Sudan, với sự bành trướng trên quy mô lớn của các trạm
điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Trung Quốc và với thói quen lái
xe hơi ngốn xăng, lãng phí của nhiều người dân Mỹ. Nó đứng sau