cuối thập niên 1940. Nó mang lại cho doanh nhân các chiến lược để
vượt lên đối thủ và dẫn đường cho lối tư duy quân sự phương Tây
lên đến đỉnh cao. Các chuyên gia về lý thuyết trò chơi thường
tham gia cả hai lĩnh vực trên. Điển hình như cả năm lý thuyết gia trò
chơi từng đoạt giải Nobel kinh tế học đều được mời làm cố vấn
cho Lầu Năm Góc
.
Nhưng lý thuyết trò chơi còn có một khía cạnh khác gắn liền
với sự cộng tác thay vì đối đầu, hợp tác thay vì cạnh tranh. Các nhà
sinh học đã vận dụng điều đó để tìm hiểu sự tiến hóa của hình thức
hợp tác trong giới tự nhiên trước cuộc cạnh tranh sinh tồn mà trong
đó, “chỉ có kẻ thích nghi nhất mới tồn tại”. Giới xã hội học, tâm lý
học và khoa học chính trị cũng vận dụng nó để lý giải tại sao chúng ta
lại gặp cùng những vấn đề đó khi hợp tác, bất chấp sự thật rằng
chúng ta cần hợp tác với nhau hơn bao giờ hết nếu muốn giải
quyết những vấn đề quan trọng và đáng lo ngại như ấm lên toàn
cầu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, khủng bố và chiến
tranh.
Cá nhân tôi muốn tìm hiểu liệu ta có thể áp dụng nó vào những
tình huống thường ngày và tìm hiểu xem liệu những bài học rút ra từ
đó có giúp ích trong việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi
lớn hơn hay không. Hay chí ít tôi nghĩ mình cũng có thể tìm ra manh
mối cho thấy chúng ta có thể giải quyết những vấn đề trên ra
sao dưới góc độ cá nhân.
Các lý thuyết gia trò chơi đã phát hiện ra một mối liên kết đáng
ngạc nhiên giữa tất cả những vấn đề trên – một rào cản ẩn khuất
đối với sự hợp tác và đe dọa sẽ mang đến những tổn thất không kể
xiết, trừ khi chúng ta tìm ra cách giải quyết nó một cách nhanh
chóng. Rào cản này đặt trước chúng ta một cái bẫy logic vốn không
thể vượt qua
và không ngừng xuất hiện (vì thường khó nhận