này không bao giờ xảy ra. (Nếu xảy ra thật thì nạn nhân hẳn sẽ
hết sức ngạc nhiên, bởi trong trò bịp này, nam giới thường đóng
giả làm nữ giới).
Các kế hoạch làm giàu nhanh: Những trò này bao gồm gửi
thư luân phiên
, kế hoạch kinh doanh kim tự tháp
, cửa
hàng nhượng quyền giả mạo, các kế hoạch làm giàu, lời khuyên
từ các “quân sư” chưa được chứng thực và đầu tư vào những sản
phẩm vô dụng – danh sách vẫn chưa có hồi kết.
Dĩ nhiên, trò lừa gạt lòng tin cũ nhất phải thuộc về William
Thompson vào năm 1849. Hắn thường ăn mặc theo lối thượng lưu,
tiếp cận những người giàu có ở New York rồi sau một cuộc nói
chuyện ngắn, hắn sẽ kêu ca rằng mọi người thiếu niềm tin vào
hắn và hỏi: “Anh/chị có tin tôi và chịu đưa tôi chiếc đồng hồ
(hoặc chiếc ví…) của anh/chị rồi nhận lại vào ngày mai không?”.
Nạn nhân, do tin vào sự trung thực của Thompson, sẽ đưa hắn vật
dụng của mình và Thompson không bao giờ trả lại chúng cho họ.
Thật khó tin lại có người mắc phải cái bẫy này, nhưng rõ ràng là
nhiều người đã bị vẻ bề ngoài của Thompson lừa dối; nhìn hắn,
họ tin tưởng vào phán quyết trực giác rằng hắn là người trung
thực. Tôi cũng vô tình bị kéo vào trò lừa bịp lòng tin tương tự khi còn
đang làm việc cho một tổ chức nghiên cứu quốc gia ở Úc. Lần đó,
tôi đến thư viện của một chi nhánh mà không ai biết tôi và hôm ấy
cũng không mang theo giấy tờ tùy thân. Dẫu vậy, người thủ thư vẫn
cho phép tôi mượn về vài cuốn sách có giá trị. Khi bước ra ngoài,
tôi nghe có người hỏi cô thủ thư:
- Ai đấy?
- Tôi không biết, nhưng trông ông ấy tự tin quá.