Có sáu chiến lược chung mà chúng ta có thể sử dụng mà kết quả
của chúng có thể dao động từ hài hước cho đến khủng khiếp nếu
chúng ta đột ngột thay đổi ý định, không giữ được lời hứa hay lời đe
dọa:
1. Đặt mình vào vị trí có thể hủy hoại danh tiếng của bản
thân nếu bạn không làm theo cam kết: Chúng ta làm điều
này thường xuyên hơn mình tưởng đấy. Chẳng hạn, khi các diễn viên
đảm nhận vai diễn trên sân khấu, tức là họ đã hoàn toàn đặt mình
vào vị trí sao cho họ khó có thể được giao tiếp vai khác nếu không
xuất hiện tại mỗi buổi trình diễn vai hiện tại của mình. Những lời đe
dọa phạt trẻ nhỏ hay thưởng cho chúng cũng nằm trong nhóm này.
Ngày xưa, bố mẹ tôi từng đuổi con chó cưng Rusty của tôi đi vì nó
đào bới lung tung trong vườn. Tôi không làm nhặng xị lên với họ là vì
tôi tin vào lời hứa của họ rằng họ sẽ tặng tôi đàn gà con thay cho con
chó. Nhưng tôi không bao giờ được nhận gà, từ đó trở đi tôi không
còn tin vào những lời hứa của họ nữa.
2. Thực hiện từng bước một: Hãy chia lời hứa hay lời đe dọa
thành nhiều bước nhỏ, tức là khi bạn gần đi hết chặng đường đó,
phần lớn những gì bạn hứa hẹn hay đe dọa đều đã được thực hiện
hết – như trường hợp chủ nhà hay nhà phát triển trả tiền cho chủ
thầu xây dựng sau khi hoàn thành từng giai đoạn nào đó trong dự
án. Nhưng ở đây có một cái bẫy. Nếu bạn biết rằng đây là bước
cuối cùng, có thể bạn sẽ tìm cách nuốt lời. Sau khi dự án hoàn
thành, nhà phát triển có thể từ chối thanh toán khoản cuối cùng,
khiến chủ thầu cạn tiền hoặc phải chịu căng thẳng và tốn chi phí
kiện nhà phát triển này ra tòa. Người thuê nhà có thể lén bỏ đi mà
không trả tiền thuê tháng cuối – điều này đã xảy ra với tôi rất
nhiều lần vì tôi cũng từng là chủ cho thuê nhà. Thông điệp ở đây đã
rõ; hãy chia các bước thực hiện (hay chí ít là một số bước cuối) càng
nhỏ càng tốt để giảm rủi ro thiệt hại.