năng trì hoãn sự thỏa mãn, phát hiện và trừng phạt kẻ gian lận, phân
tích và hồi tưởng về tiếng tăm cũng như sự kiểm soát.
Quả là một danh sách dài! Sự phân tích, truyền bá và nhớ về
tiếng tăm là đặc biệt quan trọng. Chẳng hạn, khi tôi tới một nhà
hàng mới, chất lượng thức ăn và chất lượng phục vụ ảnh hưởng tới ý
kiến của tôi, nhưng tôi không đưa thông tin phản hồi trực tiếp tới
nhân viên (dù rằng đã có vài ngoại lệ). Tôi thường đưa ý kiến cho
bạn bè. Nếu tới nhà hàng đó, họ sẽ phát hiện ra một cách gián tiếp
đâu là thức ăn ngon và dịch vụ tốt mà tôi đã nhận được.
Thực chất, trong trường hợp này tôi đã sử dụng chiến lược Ăn
miếng trả miếng của Rapoport, nhưng theo lối gián tiếp chứ
không trực tiếp. Tác dụng gián tiếp này có thể cho phép sự hợp tác
lan rộng ra cộng đồng bằng cách lan truyền danh tiếng của một
lượng người đủ lớn làm người hợp tác. Vấn đề khi sử dụng Ăn
miếng trả miếng là chỉ một sự gian lận có thể mang đến một chu
trình gian lận Ăn miếng trả miếng không ngừng, khiến nó có vẻ
giống sự trả đũa vĩnh cửu trong địa ngục của Dante hơn là cuộc
sống trong một xã hội công bằng và hợp lý. (Địa ngục còn tệ hơn
nữa vì sự gian lận không có hồi kết có thể đến từ một sai lầm chứ
không chỉ từ một hành động chủ ý).
Chiến lược hợp tác liên tục
Liệu chúng ta có thể cải thiện chiến lược Ăn miếng trả miếng
để biến nó thành một chiến lược giúp duy trì và khuyến khích hợp
tác hay không? Câu trả lời là có. Martin Nowak và Karl Sigmund đã
phát hiện ra một cách tiếp cận mới khi họ chỉ ra rằng chiến lược
Thắng ở lại, thua thay đổi thậm chí còn hoạt động hiệu quả hơn TIT
FOR TAT trong trò chơi máy tính của Axelrod và rằng nó gần hơn
với hành vi thông thường của chúng ta trong đời thực. TIT FOR TAT
vô hồn và không khoan nhượng, thích hợp hơn với một thế giới ảo.