chúng. Trong công trình làm chung với Podolsky và Rosen, ông nói
rằng trên thực tế, nếu có người ở phía bên kia thiên hà tìm cách
đo hướng xoay của một electron, thì thật lố bịch khi cho rằng điều
này sẽ khiến cho hướng xoay của electron cặp đôi với nó nhưng ở xa
nó ngay lập tức chuyển sang giá trị đối ngược.
Thật ngạc nhiên là Einstein và các cộng sự của mình lại sai lầm.
Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng khi hai electron bị tách ra, việc đo
lường hướng xoay của một electron vẫn sẽ khiến cho electron cặp đôi
với nó ở vị trí xa nó đổi sang hướng ngược lại. Hiện tượng này (ngày
nay gọi là vướng lượng tử) chính là điều đã khiến cho lý thuyết trò
chơi lượng tử (và máy tính lượng tử) trở nên khả thi. Các lý thuyết
gia trò chơi đã chứng tỏ được rằng nó có thể giúp chúng ta hóa giải
được những thế lưỡng nan xã hội và đạt tới những quyết định và
chiến lược thực sự mang tính hợp tác. Theo lý thuyết gia trò chơi
lượng tử tiên phong Jens Eisert, một trong những lý do cho hiện
tượng này là vướng lượng tử đồng nghĩa với việc không có cân bằng
Nash trong các chiến lược thuần túy. Nói cách khác, sức hấp dẫn
của việc lừa gạt để đạt lấy lợi ích cá nhân (tức là sự tồn tại của một
cân bằng Nash) đơn giản là không tồn tại trong những trường hợp
này. Nói một cách khái quát hơn, vướng lượng tử cho phép con người
điều phối các chiến lược mà không phải trực tiếp biết chiến
lược của đối phương là gì.
Cách sử dụng vướng lượng tử là kết hợp hai hoặc nhiều hơn hai
qubit (mỗi qubit đại diện cho một người tham gia) và sau đó tách
chúng ra để mỗi người chơi có thể điều chỉnh trạng thái qubit riêng
của mình - phản ánh quyết định hợp tác, phản bội, hay kết hợp cả
hai chiến lược trên. Ngay khi trạng thái của một qubit được điều
chỉnh, trạng thái của các qubit khác trong vướng lượng tử cũng tự
động thay đổi theo. Điều đó cũng giống như trường hợp mỗi người