chơi đều có một chiếc thiệp, mặt này của tấm thiệp ghi chữ “hợp
tác”, còn mặt khác thì ghi chữ “phản bội” vậy.
Cả hai tấm thiệp ban đầu đều ở trạng thái lửng lơ, nhưng ngay
khi một người chơi lật tấm thiệp của mình để tuyên bố chiến lược
cụ thể của mình thay vì ở trạng thái vô định, tấm thiệp của người
chơi thứ hai cũng tự động chuyển sang chiến lược đối nghịch, từ đó
hé lộ thông tin về ý định của người kia. Những người chơi khác có
thể lật tấm thiệp, từ đó cung cấp thêm thông tin về mức độ sẵn
sàng hợp tác của những người chơi khác nhau.
Kết quả cuối cùng là phản bội không mang lại lợi ích gì trong
nhiều thế lưỡng nan xã hội, bởi vì phản bội chỉ mang lại lợi ích nếu
những người chơi khác sử dụng chiến lược hợp tác, mà đây lại không
phải là chiến lược tốt nhất nếu họ biết chắc rằng có người sẽ
phản bội. Do đó, việc điều chỉnh qubit dễ dẫn tới kết quả mang tính
hợp tác hơn, bởi nó sẽ dẫn tới tình huống “thần giao cách cảm giả
tạo” mà nhà vật lý Tad Hogg đã nói rằng nó “cho phép các cá nhân
được tuân thủ trước đối với các thỏa thuận”, do đó khắc phục được
một rào cản lớn đối với việc giải quyết các thế lưỡng nan xã hội.
Liệu lý thuyết trò chơi lượng tử có hoạt động trên thực tế không?
Một nhóm nhà khoa học ở các phòng thí nghiệm Hewlett-Packard đã
quyết định tìm hiểu việc này bằng cách nghiên cứu ứng dụng của nó
trong thế lưỡng nan Kẻ ngồi không hưởng lợi. Một kẻ ngồi không
hưởng lợi là kẻ nhận ra rằng mình không thể bị loại ra ngoài việc tiêu
thụ một nguồn tài nguyên nào đó nên không có động lực để chủ
động bỏ tiền ra mua nó.
Tuy nhiên, nếu không có ai trả tiền thì tài nguyên đó sẽ không
tồn tại nữa. Những người tham gia vào thí nghiệm trên (là các sinh
viên của Trường Đại học Stanford) được đặt vào một thế lưỡng nan
Kẻ ngồi không hưởng lợi, trong đó mỗi người được giao cho một