ổ
n định. Ngay cả khi người khác không chỉ đích danh, nhưng trong
thâm tâm chúng ta sẽ luôn cảm thấy xấu hổ.
Thật không may, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể lệ thuộc
vào sự xấu hổ. Tôi được nuôi dạy để trở thành một thành viên Hội
Giám lý nghiêm khắc trong một nhóm cộng đồng phản đối mạnh
mẽ chuyện rượu chè và nhảy nhót. Đến tuổi dậy thì, tôi phải đối mặt
với vấn đề khiêu vũ, bởi những ham muốn tình dục đã phát triển
đủ để vượt qua bất kỳ sự xấu hổ nào mà tôi cảm nhận được khi ôm
chặt eo một cô gái và khiêu vũ cùng cô ấy. Đến bậc đại học, tôi lại
vấp phải vấn đề bia rượu. Khao khát được đám bạn bè đồng lứa
ham chè chén chấp nhận đã cho tôi thấy rằng phần thưởng khi
gia nhập hội rượu bia cùng họ còn lớn hơn bất kỳ cảm giác xấu hổ
nào có thể hiện diện trong tôi.
Tuy vậy, các thông lệ xã hội vẫn rất quyền uy. Hãy chứng kiến
mà xem, khi con tàu Titanic chìm dần, hầu hết các hành khách
nam vẫn tuân theo nguyên tắc nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em lên
trước. Thậm chí một hành khách nam dường như còn cố gắng leo
lên xuồng cứu hộ bằng cách giả gái. Đó là vấn đề của các thông lệ
xã hội: chúng có thể mạnh mẽ, nhưng không gì đảm bảo rằng chúng
sẽ được tuân theo. Áp lực từ xã hội không phải lúc nào cũng vững
chắc như áp lực vị lợi đầy lý trí.
Điều này vẫn đúng ngay cả khi thông lệ xã hội được chuyển thành
luật pháp, chẳng hạn như luật quy định chúng ta phải lái xe bên tay
phải đường. Quy định này được áp dụng ở Mỹ, bởi nó đặt chúng ta vào
một thế cân bằng Nash mang tính hợp tác và đem lại an toàn cho
chúng ta, đồng thời bất kỳ ai có ý định đi chệch hướng đều đối
mặt với nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng, hay thậm chí tử vong.
Tuy nhiên, tình hình có thể rất khác ở các quốc gia khác. Có lần,
khi đang đi nhờ trên một chiếc xe hơi ở Ấn Độ, tôi đã nhìn thấy
một chiếc xe tải chất đầy rau đi sai lề lại còn đánh võng cản