KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 36

Các chiến lược tự cưỡng chế

Cách tiếp cận của lý thuyết trò chơi là tránh viện đến quyền

lực bên ngoài bằng cách sử dụng điểm cân bằng Nash làm cơ chế
tự bảo đảm rằng “gian dối trong hợp tác là vô ích”. Ta có thể dễ
dàng đạt được điều này nếu giải pháp hợp tác là một điểm cân
bằng Nash (như trong ví dụ hai người bước đến gần nhau trên một
vỉa hè hẹp), bởi trong trường hợp này, bên nào thay đổi cách “bước
sang bên” của mình cũng không lợi lộc gì. Mọi chuyện sẽ khó khăn
hơn nếu giải pháp hợp tác không phải là một điểm cân bằng Nash,
bởi khi đó, về mặt khái niệm, chúng ta đang rơi vào một thế lưỡng
nan xã hội, và một hoặc cả hai bên sẽ luôn cảm thấy muốn gian
dối vì họ hy vọng rằng mình sẽ có lợi hơn nếu phá vỡ thỏa thuận
hợp tác (họ có thể làm điều này đến khi nào bên còn lại cũng
quyết định gian lận, khi đó cả hai đều sẽ thiệt hại).

Trong phần còn lại của cuốn sách, tôi đã khám phá ra những

cách giúp đạt được điều này trong các tình huống thường nhật cũng
như trong bối cảnh quốc gia lẫn quốc tế. Phần lớn đều dựa trên
việc thay đổi cơ cấu thưởng để biến tình huống thành một thế
cân bằng Nash. Cách tiếp cận hợp lý hiển nhiên mà chúng ta
thường tiến hành là vận dụng những thông lệ trong xã hội, bởi vì
những thông lệ này sẽ thay đổi cơ cấu thưởng bằng cách bổ sung
hình phạt, tức là sự phản đối nếu các thông lệ đó không được tuân
theo.

Sự phản đối này không nhất thiết phải xuất phát từ người

khác. Từ nhỏ, hầu hết chúng ta đều được đào tạo để cảm thấy tồi
tệ về bản thân nếu làm gì đó khác với điều được dạy và cảm giác
này có thể mạnh đến nỗi ngăn chúng ta làm điều đó. Nó tạo thành
một thế lực mạnh mẽ, và việc tuân thủ các quy phạm xã hội mà
chúng ta được dạy dỗ là thành tố quan trọng cấu thành một xã hội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.