KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 70

Các lý thuyết gia trò chơi gọi đó là điểm “hợp tác hiệu quả tối thiểu”
và họ nhận thấy những điểm như thế có thể là một trong những
chìa khóa hợp tác.

Thật không may, đó cũng là điểm mà nếu vượt qua nó thì việc trở

thành kẻ ngồi không hưởng lợi, trông cậy vào đóng góp của những
người khác cũng trở nên bõ công. Thế cũng tốt thôi, cho đến khi
tôi nhận ra rằng còn có hàng nghìn ma trận giống hệt như thế,
trong đó người khác đóng vai trò của “tôi”, và tôi bị gộp chung vào với
“những người khác”!

Trên thực tế, rất khó xác định được điểm hợp tác hiệu quả tối

thiểu, do đó ma trận hệ quả thường sẽ trông giống như sau:

Mọi người khác.

Đủ số người hành động

Không đủ số người hành

động

Tôi

Hành động

Hành động có lợi và bị
thiệt hại

Hành động bị thiệt hại

Không hành
động

Có lợi, không bị thiệt

Không có lợi

Từ ma trận này, có thể thấy rõ là chiến lược Không hành động

(tức gian lận) là hành động chủ đạo của mỗi cá nhân. Chỉ khi nào các
cá nhân coi mình là thành viên của nhóm thì kết quả mới khác đi.
Giống như trong phiên bản rộng hơn của Bi kịch của cái chung, chìa
khóa hợp tác chính là tìm ra cách khích lệ nào đó để tưởng thưởng -
bằng tinh thần hoặc vật chất - cho những người xem mình là
thành viên của nhóm.

Tôi đã phát hiện ra một biến thể thú vị của hành vi này trong

chuyến đi mới đây tới Hungary, nơi vẫn còn nhiều người phải sống
trong những căn hộ chung cư tường mỏng được xây dựng từ thời xưa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.