viết những dòng bất hủ sau: “Giai cấp lao động có thể bợ đỡ tôi, vì
sau cùng tôi cũng tìm được việc cho kẻ ưa trốn việc”.
Những kẻ trốn việc có thể sẽ luôn ở cùng với chúng ta. Vấn đề
chính ở đây là làm sao để số lượng những người này không vượt quá
tầm kiểm soát. Nhưng chúng ta có thể làm gì đây? Có một phương
pháp là biến mọi việc trở nên đầy rủi ro, hoặc gây nhiều tổn thất
cho từng kẻ ngồi không hưởng lợi khi họ muốn hưởng lợi ích từ việc
ngồi không đó.
Tôi đã kể về một cô thư ký đã nghĩ ra một cách rất hay để xử lý
những thành viên trong nhóm của chúng tôi có thói quen để tới phút
chót mới giao việc cho cô. Họ quả thực đã ngồi không hưởng lợi
bằng cách tạo áp lực cho cô chứ không chịu lên kế hoạch trước. Cô
đã đáp trả bằng cách viết một thông báo dán lên cửa phòng làm
việc của mình như sau: “(Các anh) không có kế hoạch thì (tôi) không
có trách nhiệm phải gấp gáp vì các anh”. Từ đó về sau, cô ấy có thể
hỗ trợ một người làm nhiệm vụ nào đó gấp, nhưng nếu một người
nữa xen vào và cũng yêu cầu cô làm gấp thì người này sẽ nhận được
một bài thuyết giảng nghiêm khắc, hay thậm chí bị từ chối. Người
thứ ba xen vào, dù là giám đốc cấp cao, cũng bị từ chối thẳng
thừng. Chiến lược của cô đã phát huy tác dụng và số lượng những
yêu cầu gấp cũng nhanh chóng giảm đi.
Một kỹ thuật khác nhằm đối phó với những kẻ ngồi không
hưởng lợi chính là thay đổi cơ cấu lợi ích để xóa đi cám dỗ từ việc
ngồi không hưởng lợi ngay từ ban đầu. Một nhóm trong chúng tôi
đã thành lập một ủy ban chào mừng để giới thiệu những đầu mối
liên hệ sở tại cho các cư dân mới đến ngôi làng của chúng tôi ở Úc, và
rồi áp dụng chiến lược này thành công với một phụ nữ tự dưng xông
vào bữa tiệc mừng năm mới của chúng tôi.