KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 76

Nhìn từ góc độ lý thuyết trò chơi, vấn đề (Ô 3.3) nằm ở chỗ có

đến hai điểm cân bằng Nash, mỗi điểm lại ủng hộ một bên – tức
bên không chịu nhường. Trong ví dụ trước của tôi về hai người khách
bộ hành, nếu họ đi về phía nhau trên một vỉa hè chỉ đủ rộng cho
một người đi, thì một người sẽ chịu thua bằng cách bước xuống
rãnh để cả hai cùng đi qua. Giải pháp logic và cũng là điểm cân bằng
Nash, chính là một trong hai người phải bước xuống rãnh, dù rằng
người đó sẽ “thua” vì để giày dính bùn. Tuy nhiên, nếu cả hai đều
không chịu bước xuống rãnh, thì kết quả sẽ là một cuộc tranh cãi
hay thậm chí ẩu đả. Trong tình thế tương tự giữa các quốc gia, điều
đó có thể dẫn tới chiến tranh.

Trong chính trị, tình huống đôi khi được gọi là bên bờ vực chiến

tranh. Tuy nhiên, dù tên gọi là gì đi chăng nữa thì các bên tham gia
cũng chỉ có những lựa chọn không mấy hài lòng. Nếu một bên nhân
nhượng thì cả hai bên sẽ rơi vào một cân bằng Nash có lợi lớn cho
bên còn lại. Nhược bằng không thì cả hai bên đều sẽ rơi vào một
tình huống có thể trở thành thảm họa.

Điều này suýt nữa đã xảy đến trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở

Cuba năm 1962, khi Liên Xô và Hoa Kỳ đang trên bờ vực chiến
tranh hạt nhân sau khi Khrushchev từ chối di dời tên lửa Xô Viết
khỏi Cuba, còn Tổng thống Mỹ Kennedy không chịu dỡ hàng rào hải
quân phong tỏa của mình.

Ô 3.3 - KẺ NHÁT GAN.

Quay trở lại với các tình huống chỉ có hai người đối mặt, chúng

ta đang đến với trò chơi Kẻ nhát gan đầy nguy hiểm. Ở đây, việc
gán giá trị số cụ thể vào lợi ích (có thể khó tiến hành trong nhiều
trường hợp) không quan trọng bằng nghiên cứu một vấn đề để
xem bạn có thể thực hiện nó tới đâu theo các thứ tự: “tốt”, “bình
thường”, “tệ” và “tệ nhất”. Chúng ta hãy áp dụng nó với hai người đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.