Các bạn cũng cần lưu ý rằng tình huống “Diều hâu và Bồ
câu”
sẽ dẫn tới một ma trận tương tự thể hiện các chiến lược và
kết quả khả dĩ. Nó đại diện cho một trong những tình huống nan
giải và nguy hiểm nhất mà chúng ta có thể gặp phải và đôi khi dường
như không có lời giải nào khả thi. Điều này có thể đúng trong những
trường hợp chạm trán một lần, như tôi sẽ trình bày thêm ở chương 7;
nếu các bên biết rằng những cuộc chạm trán này có thể sẽ lặp lại
trong tương lai thì họ sẽ có một giải pháp đáng ngạc nhiên. Trên thực
tế, những tương tác lặp đi lặp lại có thể là một chìa khóa nữa để giải
quyết những vấn đề hợp tác.
Trong cuốn sách Common Sense and Nuclear Warfare (tạm
dịch: Quan niệm thông thường và chiến tranh hạt nhân), Bertrand
Russell đã đưa ra một so sánh nổi tiếng về hành vi của hai chính
khách trong một trò chơi Kẻ nhát gan ấu trĩ có thể ảnh hưởng tới vận
mệnh của thế giới. So sánh đó được trình bày như sau:
Vì vấn đề hạt nhân đã đi vào ngõ cụt nên các chính phủ phương
Tây và phương Đông đều đã áp dụng một chính sách mà ông Dulles
(bộ trưởng ngoại giao dưới thời Tổng thống Eisenhower) gọi là “bên
bờ vực chiến tranh”. Chính sách này được phỏng theo một môn thể
thao mà theo tôi được biết là vẫn được các bạn trẻ biến chất thực
hiện. Môn thể thao này gọi là “Kẻ nhát gan!”... Khi những kẻ vô trách
nhiệm chơi trò này, nó sẽ bị xem là hư hỏng và vô đạo đức, tuy rằng
chỉ mạng sống của người chơi mới bị đe dọa. Nhưng khi những chính
khách lỗi lạc cũng tham gia chơi – những người không chỉ mạo hiểm
mạng sống của chính họ mà còn của hàng trăm triệu người dân, thì
cả hai phe đều cho rằng các vị chính khách của một phe hẳn đang
thể hiện sự thông thái và lòng can đảm của mình và chỉ những chính
khách ở phe còn lại mới hiểu được. Dĩ nhiên, điều này thật ngớ ngẩn.
Cả hai phe đều phải chịu trách nhiệm vì đã chơi một trò nguy hiểm
đến thế.