lớn nhất đều hung hăng và sẽ chiến đấu đến chết để giành lấy
những con châu chấu voi bị chết và nhường cho con cái ăn, để
chúng có cơ hội giao phối với con cái cao hơn. Những con khác nhỏ
hơn và chỉ có thể tiết nước dãi làm quà giao phối (tương đương với
hành vi nói năng ấp úng trước đối tượng ở con người); tuy cơ hội
giao phối thành công của chúng là rất thấp, nhưng chí ít thì vẫn
tốt hơn so với tình cảnh của những con nhỏ nhất, không tiết đủ
nước dãi nên cơ hội giao phối thành công là rất thấp. Lý thuyết
trò chơi dự đoán rằng cả ba chiến lược trên sẽ được duy trì cân
bằng trong một quần thể và quả đúng như vậy. Nếu một số con
ruồi thuộc lớp trên chết đi thì những con ở lớp kế tiếp sẽ chớp
lấy cơ hội thay đổi chiến lược cho đến khi thế cân bằng chiến
lược được khôi phục.
Ở
cấp độ cá nhân, chiến lược kết hợp thường là phương án tốt
nhất trên lý thuyết: đôi khi chúng ta chỉ giả vờ hung hăng và đôi
khi lại đe dọa đối phương thực sự, giống như cách các võ sĩ quyền
anh hay đấu vật sumo vẫn làm. Lý thuyết trò chơi cho chúng ta
biết rằng sự hòa trộn này tùy thuộc vào thế cân bằng giữa rủi ro
và lợi ích, rằng đôi khi chúng ta phải hành động thực sự để đối
phương tin tưởng. Chẳng hạn, một võ sĩ quyền anh có thể nhử đòn
nhiều lần, nhưng một trong số những đòn nhử đó phải chuyển
thành cú đấm thực. Đối phương biết rõ điều này nên buộc phải
đề phòng. Nếu một võ sĩ chỉ biết ra đòn nhử, đối phương sẽ bắt
bài và tấn công ngay.
Tuy vậy, đe dọa là vô nghĩa nếu hành động đó không đáng tin.
Mới đây khi tới siêu thị, tôi trông thấy một bà mẹ đang la hét cô con
gái nhỏ bướng bỉnh: “Nếu con không lại đây ngay, mẹ sẽ giết con
đấy!”. Đứa trẻ, mà tôi đoan chắc rằng sau này lớn lên sẽ trở thành
một lý thuyết gia trò chơi, đã nhìn thẳng vào mặt mẹ rồi nói: “Mẹ sẽ
không làm thế đâu”, và tiếp tục lối cư xử hỗn hào của mình. Cô bé