Chúng ta không phải là giống loài duy nhất chơi trò này. Nhiều
loài động vật khác cũng thế. Các nhà sinh học gọi đó là trò chơi
“Diều hâu – Bồ câu”, vì khi liên quan tới việc cạnh tranh nguồn
thức ăn, nơi sống, bạn tình, hay những tài nguyên cá thể khác, thì
phần lớn các loài động vật đều có xu hướng áp dụng hoặc chiến
lược Diều hâu đầy hung hăng, hoặc chiến lược Bồ câu bằng cách
tỏ ra hung hăng, nhưng sau đó lại bỏ chạy.
Trong thế giới tự nhiên, hai chiến lược này lần lượt tương ứng
với kiểu hung hăng liều sống mái và màn “dương oai diễu võ”. Dĩ
nhiên, đây là một bức tranh hết sức giản lược, nhưng nó vẫn hé lộ
những sự thật cốt yếu, đặc biệt là khi liên quan tới việc xác định
xem chiến lược nào là tốt nhất. Câu trả lời là chẳng có chiến lược
nào cả! Hóa ra Chiến lược ổn định tiến hóa
(vốn phát huy hiệu
quả cao nhất về lâu dài) lại là một sự hòa trộn. Với các cá thể động
vật, điều này có nghĩa rằng đôi khi chúng phải hung hăng thật và
đôi khi chỉ ra vẻ hung hăng mà thôi. Còn với cả quần thể, điều đó
có nghĩa rằng một số cá thể áp dụng chiến lược này và một số lại
áp dụng chiến lược kia.
Tỷ lệ của hai loại chiến lược trên phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ
rủi ro (bị tổn thương khi va chạm với nhau) so với tỷ lệ lợi ích (giành
phần thắng trong cuộc va chạm). Các con hải tượng chủ yếu là
Diều hâu, luôn sẵn sàng chịu thương vong nặng trong một trận đấu
vì chỉ có kẻ chiến thắng (“chủ nhân bãi biển”) mới được quyền
giao phối với con cái. Ễnh ương cũng là Diều hâu, nhưng chỉ vì
chúng không có khả năng gây sát thương nghiêm trọng cho đối
phương. Ngược lại, linh dương sừng kiếm, nai và rắn đuôi chuông
lại có nguy cơ tử vong nếu giao đấu dữ dội, nên chúng đã dần chú
trọng chiến lược Bồ câu.
Nhưng thông thường, trong một quần thể sẽ có sự pha trộn giữa
hai chiến lược như trường hợp của loài ruồi bọ cạp. Những con đực