KÉP TƯ BỀN - Trang 138

hiện thực của các nhà văn nữa. Văn chương Việt Nam ít khi thấy tiếng
cười. Văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20 là giai đoạn mà tiếng cười được cất
lên đa dạng nhất. Sau tiếng cười có thể là tiếng khóc như trong Kép Tư Bền
của Nguyễn Công Hoan. Bất luận, việc phát hiện ra tiếng cười và nghệ
thuật hóa nó là một thành tựu, một bước tiến hóa về mặt nghệ thuật, một
phát hiện mới về mặt nhân sinh.

Hà Nội, IV. 2015

Đoàn Ánh Dương

Chú thích:

[1] Hải Triều, “Kép Tư Bền, một tác phẩm thuộc về cái triều lưu nghệ

thuật vị dân sinh ở nước ta”, Tiểu thuyết thứ Bảy, số 62, ra ngày 3.8.1935.

[2] Về ý kiến của Thiếu Sơn, xin xem “Báo Sống phê bình Kép Tư

Bền”, Sống, số 21, ra ngày 3.7.1935; in lại trong Tiểu thuyết thứ Bảy, số
61, ra ngày 27.7.1935, tức là ngay số liền trước số đăng bài phê bình của
Hải Triều.

[3] Hoài Thanh, “Văn chương là văn chương”, Tràng An, số 48, ra

ngày 13.8.1935.

[4] Hoài Thanh, “Tiếp theo bài: Văn chương là văn chương”, Tràng

An, số 62, ra ngày 1.10.1935.

[5] Các khái niệm trên đây là của nhà xã hội học người Pháp Pierre

Bourdieu.

[6] Hải Triều, “Nghệ thuật và sự sinh hoạt xã hội”, Tin Văn, số 6, ra

ngày 1.9.1935.

HẾT

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.