bình xã hội học marxist với việc nhấn mạnh vào tính giai cấp và quyết định
luận kinh tế. Văn chương vì đó, khi chưa tìm được không gian tự trị cho
mình đã hòa vào không gian tinh thần chung được đan dệt bài các tương tác
văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, làm cho tính chức năng, tính tuyên
truyền trội át so với tính văn chương nghệ thuật.
Đặt Kép Tư Bền và Nguyễn Công Hoan vào bối cảnh đương thời,
chúng ta thấy rõ được các lực tương tác khác nhau đã góp vào việc định vị
văn học đến thế nào. Rõ ràng, bối cảnh thuộc địa đã tác động đáng kể đến
các chiều hướng lựa chọn quan điểm văn chương. Nó phân hóa các nhà văn
khác nhau đã đành, trong mỗi nhà văn thường cũng có sự phân hóa.
Nguyễn Công Hoan là một trường hợp như thế. Không phải ngẫu nhiên mà
sau này việc định vị Nguyễn Công Hoan vào vị trí khởi đầu và có thành tựu
nổi bật ở khuynh hướng hiện thực phê phán (tiến bộ) người ta vẫn thường
phải rào đón sau trước, rằng có những thời điểm ý thức cách mạng của nhà
văn chưa thật triệt để. Năm 1935 cũng có thể được coi là một thời điểm như
thế, dù Kép Tư Bền với sau đó là Bước đường cùng ( Tân Dân, 1938), luôn
được coi là hai cột mốc quan trọng trong diễn trình văn học hiện thực phê
phán Việt Nam. Bởi ở đây chúng ta cũng thấy ngay một cắc cớ mà đương
thời trong các cuộc tranh luận về “nghệ thuật vị nghệ thuật” với “nghệ thuật
vị nhân sinh” người ta dường như bỏ quên/bỏ qua. Đó là cách đánh giá của
Thái Phỉ khi ủng hộ Nguyễn Công Hoan “viết lại” Đoạn tuyệt của Nhất
Linh được Hải Triều nhắc lại tới hai lần (người mở đầu cho “thế giới mới
nhóm”). Bởi xét ở quan điểm giai cấp, giữa tư sản và bình dân, thì việc quy
Tự Lực văn đoàn vào tư sản có thể khiến việc Nguyễn Công Hoan “đoạn
tuyệt” với văn chương lãng mạn kiểu Tự Lực trong Cô giáo Minh là hợp
logic trong đánh giá của họ. Song sẽ phải trả lời ra sao nếu xét ở quan điểm
lịch sử, giữa phong kiến và hiện đại, sự “chỉnh sửa” Nhất Linh của Nguyễn
Công Hoan lại chủ yếu khẳng định cho việc cải lương chế độ phong kiến?
Và nữa, với tập Kép Tư Bền đang được chúng ta nhắc đến, đâu là dấu hiệu
phân biệt/phân vai vị trí giữa các sáng tác có khuynh hướng hiện thực chủ
nghĩa và tự nhiên chủ nghĩa? Xu hướng lãng mạn thời kỳ đầu, trường hợp