Wear Daily thường sở hữu sức mạnh to lớn bởi họ có thể biên tập và phổ biến những thông
tin mang tính xây dựng hoặc phá hỏng sự nghiệp của một nhà thiết kế hay một công ty.
• Sức mạnh hợp ph|p: Đôi khi chúng ta trao quyền cho ai đó bởi sự thống nhất của xã
hội, ví dụ quyền lực mà xã hội trao cho công an, bộ đội, và thỉnh thoảng cả c|c gi|o sư. Sức
mạnh hợp pháp thể hiện qua một bộ đồng phục được phát huy trong những hoàn cảnh khác
nhau, ví dụ khi thực tập trong bệnh viện, các sinh viên y khoa mặc áo blouse trắng để thể
hiện vị trí của mình trước bệnh nhân. Các nhà thị trường có thể “mượn” sức mạnh n{y để
t|c động tới khách hàng. Ví dụ, diễn viên mặc áo trắng của b|c sĩ trong quảng cáo có thể toát
ra sức mạnh hay uy quyền khi giới thiệu sản phẩm. (Tôi không phải l{ b|c sĩ, nhưng tôi
đóng vai b|c sĩ trên ti vi.)
• Sức mạnh chuyên môn: Để thu hút người dùng Internet, công ty U.S. Robotics đ~ ký
hợp đồng với nhà vật lý học người Anh Stephen Hawking để ông quảng cáo cho sản phẩm
modem của họ. Một cán bộ cấp cao của công ty nhận xét: “Chúng tôi muốn tạo sự tin tưởng.
Vì vậy chúng tôi tìm những nhà thông thái sử dụng công nghệ của U.S. Robotics, v{ để họ
nói với khán giả rằng sản phẩm giúp ích cho cuộc sống của họ như thế n{o.” Hawking, người
bị bệnh Lou Gehrig (bệnh teo cơ kết xơ một phía tủy sống) và phải nói thông qua một máy
hợp }m, đ~ nói chuyện trên một mục quảng cáo truyền hình: “Cơ thể tôi có thể gắn liền với
chiếc xe lăn n{y, nhưng với Internet, tâm trí tôi có thể đi đến tận cùng của vũ trụ.” Sức mạnh
chuyên môn của Hawking có được từ những hiểu biết về một lĩnh vực khoa học. Điều này
giúp giải thích tại sao chúng ta rất tin tưởng vào các bài nhận xét, đ|nh gi| cửa hàng, sách
truyện, phim ảnh và ô tô của các chuyên gia – mặc dù với sự có mặt của blog và các nguồn
thông tin mở như Wikipedia, thật khó có thể nói ai mới thực sự là một chuyên gia!
• Sức mạnh khen thưởng: Một người hoặc nhóm người sở hữu c|c phương tiện khích lệ
con người thì có sức mạnh khen thưởng. Phần thưởng có thể ở dạng hữu hình, ví dụ những
gì m{ người chơi trong chương trình Survivor (về đấu vật chuyên nghiệp) được trải nghiệm
khi phải cố gắng trở th{nh người cuối cùng sót lại trong cuộc đấu. Hoặc nó có thể ở dạng vô
hình như sự ủng hộ của ban giám khảo chương trình American Idol (trừ Simon Cowell) đối
với các thí sinh.
• Sức mạnh ép buộc: Chúng ta sở hữu sức mạnh ép buộc khi tạo ảnh hưởng lên ai đó bởi
mối đe dọa về mặt xã hội hoặc thể chất. Một mối đe dọa thường chỉ có hiệu lực trong một
thời gian ngắn, bởi chúng ta sẽ quay trở lại với c|c h{nh vi ban đầu ngay khi kẻ bắt nạt rời
khỏi hiện trường. Thật may là các nhà thị trường hiếm khi sử dụng loại sức mạnh này – trừ
khi bạn tính cả những cuộc gọi khó chịu từ c|c nh}n viên b|n h{ng qua điện thoại! Tuy
nhiên, chúng ta có thể thấy các thành tố của sức mạnh này là dựa vào sự sợ hãi của con
người, mà một số công ty sử dụng nó để dọa chúng ta, khiến chúng ta mua bảo hiểm nhân
thọ (“Ai m{ lường trước được khi chẳng may bạn đ}m bổ v{o xe buýt?”) cũng như trong
trường hợp c|c điện thoại viên cố gắng n{i ép để b|n được hàng.
77