SỰ THẬT 33
Ai cũng muốn làm việc của mình, miễn là những người khác cũng vậy
Khoảng thập niên 1830, những người đầu tiên theo trường phái Bohemian tại Paris đ~
tạo dấu ấn bằng c|ch cư xử khác lạ. Có người nổi tiếng như cồn vì xích cổ một con tôm hùm
và dắt nó đi dạo quanh khu vườn của Cung điện Hoàng gia. Bạn của anh ta dùng đầu lâu
người làm ly uống rượu, cạo râu thành những hình thù kỳ quái và ngủ trong lều trên gác xép.
Giống như ở các trại tập trung vậy.
Mặc dù ở tuổi n{o cũng có những người h{nh động theo sở thích c| nh}n, nhưng hầu
như ai cũng có xu hướng tuân theo các chuẩn mực xã hội về c|ch cư xử và diện mạo bên
ngoài (tất nhiên với một chút ứng biến sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh). Sự tuân thủ là
những thay đổi trong niềm tin hay h{nh động, diễn ra dưới sự ép buộc của một nhóm người
thực hoặc ảo n{o đó. Để xã hội thực hiện chức năng của nó, con người tạo nên những quy
tắc, những luật bất th{nh văn nhằm quản lý hành vi. Nếu không có những luật lệ này, xã hội
sẽ hỗn loạn. H~y tưởng tượng giao thông sẽ lộn xộn thế nào nếu một quy tắc đơn giản như
việc dừng đèn đỏ không còn nữa.
Mỗi ngày, chúng ta tuân thủ theo nhiều cách khác nhau – mặc dù chúng ta thường
không nhận ra điều đó. Những quy định ngầm thống trị hoạt động tiêu dùng trên nhiều
phương diện. Ngoài quy luật về việc mặc quần áo và các phụ kiện cá nhân thế nào cho phù
hợp, chúng ta còn tuân thủ những luật lệ như: tặng quà (chúng ta hy vọng nhận được quà từ
những người thân trong ngày sinh nhật, và sẽ rất buồn chán nếu họ không l{m như vậy), vai
trò các giới (đ{n ông thường l{ người trả tiền trong cuộc hẹn đầu tiên), hay vệ sinh cá nhân
(mọi người hy vọng chúng ta tắm rửa thường xuyên).
Không phải lúc n{o chúng ta cũng bắt chước hành vi của người khác, vậy điều gì khiến
chúng ta tuân thủ các quy luật? Dưới đ}y l{ một số lý do phổ biến:
• Ảnh hưởng của văn hóa: Các nền văn hóa kh|c nhau khuyến khích con người tuân thủ
quy định ở mức độ khác nhau. Câu khẩu hiệu của người Mỹ “H~y l{m việc của bạn” trong
những năm 1960 phản ánh phong trào chống lại sự nguyên tắc, và cổ vũ cho chủ nghĩa c|
nh}n. Ngược lại, xã hội Nhật Bản coi trọng sự thịnh vượng chung v{ lòng trung th{nh đối
với tập thể hơn c|c nhu cầu cá nhân.
• Sợ sự lệch lạc: Mọi người có lý do để tin rằng tập thể sẽ có biện pháp trừng phạt những
thành viên có hành vi chống đối. Chúng ta chẳng xa lạ gì với hình ảnh thanh thiếu niên tẩy
chay một người trong hội vì cậu ta “kh|c biệt”, hoặc việc một cơ quan hay trường học “trù
dập” đường thăng tiến của một người vì cô ta không “cùng hội cùng thuyền”.
• Sự tận tụy: Càng gắn kết với một tập thể và coi trọng giá trị của nó, con người càng sẵn
sàng làm những việc mà tập thể yêu cầu. Thành viên trong hội nhạc rock và khán giả hâm
80