KHÁCH NỢ - Trang 110

gian nhà ngoài thì đúng hơn - nhà ngoài là một hàng bán tương cà,
mắm, muối và kim chỉ của vợ chồng một “thày ký” mà chú Lấm
bảo: “Ông ấy đi làm việc Tây”. Nhà ấy có một đàn bốn đứa con.

Nhà trong chỉ là một chiếc giường rộng, kê vừa khít vào cái ô

buồng, lối lên thang gác nhà chú Tư. Ban ngày, giường ấy chẳng có
ai. Nhưng tối đến, có năm người đàn ông nằm song song. Tính ra,
kể tất cả lớn bé, tới xấp xỉ mười lăm mười sáu người nhét trong cái
bao diêm nhà chồng lên nhau này. Gác của bác Tư ở lơ lửng quãng
giữa. Chui vào gác tối om như thể chui vào cái vỏ chai. Chưa bao giờ
Lấm nghĩ ra Kẻ Chợ lại như thế.

Nhưng thế mà Lấm cũng thấy thích đáo để. Cả ngày chú Tư đi

làm. Chú Tư làm việc sở lục lộ. Chẳng hiểu chú làm việc gì. Lạ lùng, có
hôm thấy chú vác về cái chổi tre cán dài như chiếc đòn gánh. Chỉ
biết dẫu sao sở lục lộ cũng là nhà nước. Chú Tư mặc quần áo nâu và
đeo ở bên cánh tay trái một cái biển đồng bóng nhoáng to bằng cái
lá mít. Chú thổi cơm buổi sáng, ăn cơm rồi còn bao nhiêu đem nắm
làm hai nắm. Một đem đi ăn trưa, một để lại cho Lấm. Như thế
tiện và đỡ diệu vợi bếp nước. Bởi vì đỡ phải khó chịu về sự thổi cơm
nhờ bếp lại thêm việc bưng nồi lên cái thang kỳ quái ấy còn là một
điều khó nhọc hơn.

Lấm cũng ăn cơm như chú. Lấm ngồi nhòm nhõm trên gác,

nhìn qua cái lưới mắt cáo, xem những người đi lại dưới đường. Cũng
vui mắt. Đêm đến, không phải thắp đèn. Cái đèn điện của nhà
nước ở luồng dây thép giữa đường sáng cả vào chỗ chú cháu Lấm
nằm.

Lắm đêm, chợt thức giấc, thấy sáng vằng vặc, giật mình, quên

không biết nằm ở đâu. Mãi mới tỉnh ra. Tẩn mẩn, Lấm nằm nhìn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.