Bác Tư tóm lấy cánh tay Lấm:
- Vào đây chứ, Lấm!
Lấm hốt hoảng chìa răng ra cười:
- Hờ. Đã đến nhà rồi? Chỗ nào, chú?
Chú dẫn cháu vào một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Cái cửa hàng đó
ở
giữa một phố cụt, lúc nhúc những nhà hẹp và tối, rộng bằng bề
ngang cửa như những bao diêm để cạnh nhau.
Chẳng biết đây có phải là một cái nhà không, hay là một cái đình
con con. Nếu cứ trông lên nóc nhà của các phố buôn bán thì không
thể nhịn cười được. Những mái hẹp, ngắn, méo, dài cổ lỗ tự đời kiếp
nghiệp lai nào! Mái nhà, tường nhà chen chúc nhau, kèn cựa nhau để
lấy một chỗ ló mặt. Những mái nhà trong những phố đông đúc, khổ
sở, khốn nạn, bẩn mắt. Đến ngay cu Lấm, ngắm nghía mãi, mà
cũng phải lấy làm không thích cái chật hẹp quá thế.
Lấm bước chân vào trong nhà, đụng phải vô khối người. Cả
người cũng lủng củng, chật hẹp thế. Nào đàn bà, nào đàn ông, nào
trẻ con. Nhưng dường như chẳng một ai chú ý đến chú cháu nhà
Lấm. Bác Tư cũng không để Lấm đứng ở đấy. Bác đưa Lấm vào
một góc nhà tối om. Mắt Lấm bỗng sầm lại. Bác bảo Lấm: “Trèo
lên”. Lấm ngẩng đầu để xem là mình trèo lên cái gì.
Ồ! Lấm sẽ trèo lên một cái thang. Ở phố phường mà cũng có
cái thang. Ừ, cái thang. Nhưng cớ làm sao, trông thấy cái thang để
trèo lên, Lấm lại ngần ngừ và quay lại nhìn chú? Ấy bởi những cái
bậc gỗ, lắp vào hai gióng gỗ và gắn dựng đứng lên cái tường xám.
Nó thẳng như một thân cây cau. Nó thẳng nghiêm chỉnh, không