nhằm mục đích tôn vinh hành vi của những kẻ mạo hiểm, hám lợi buôn lậu
súng óng đạn dược, xem thường luật pháp của nước khác. Trong quyển
nhật ký của mình, J.Dupuis đã che lắp không nói ra đoàn ghe thuyền của
ông ta đã chở theo những gì sang cảng Hải Phòng.
Vậy thì dựa vào đâu để biết rằng đoàn ghe thuyền thương hồ nầy chuyên
chở vũ khí đạn dược?
Trước hết, Paulin Vial - một thành viên quân sự của đoàn quân xâm lược
Pháp ở Nam Kỳ/Giám đốc Sở Nội Vụ ở Sài Gòn- đã ghi lại những biến cố
xảy ra từ năm 1873 đến tháng 4 d.l năm 1887 có liên hệ đến việc người
Pháp xâm chiếm Bắc kỳ trong một quyển sách có tựa đề là Nos premières
Années au Tonkin do nhà xuất bản Voiron phát hành năm 1889. Nơi trang
45 của sách nầy có một đoạn ghi chép về việc lái buôn J.Dupuis như sau:
<<M.Dupuis poursuivit son entreprise. Il acheta trois petites navires à
vapeur à Hong-Kong et à Sanghai et les arma pour se rendre au Tonkin.>>
(Tạm dịch: Ông Dupuis tiếp tục công việc của ông. Ông ta mua ba chiếc
tàu nhỏ chạy bằng hơi nước từ Hong-Kong và từ Thượng Hải rồi trang bị
vũ khí cho hai tàu nầy để đi xuống Bắc Kỳ).
Trang bị vũ khí, đây là một trong những kiểu viết luồn lách, che đậy có thể
tìm thấy khắp cùng nơi các nhà chép sử ngày trước, Tây cũng như ta, khi
họ đang là những quan viên của chính quyền hay của các triều đình chuyên
chính phong kiến và ngay cả trong thời buổi văn minh tiến bộ ngày nay tình
trạng viết lách cong vẹo, che đậy, viết không trung thực theo chỉ đạo của
quyền lực chính trị vẫn còn tiếp tục xảy ra trong các quyển sách lịch sử tại
khá nhiều nơi ở thế giới nhất là ở khu vực Á Châu, vùng Đông Nam Á. Rõ
ràng là có tình trạng phủ bênh phủ, huyện bênh huyện trong lối viết của
Paul Vial.
- Tựa đề cao ngạo trên quyển sách của tác giả người Pháp Jules Gros khiến
cho hậu thế hiểu lầm rằng đoàn ghe thuyền của Jean Dupuis chỉ có 27
người vừa kể. Trên thực tế, trong đoàn nầy còn có Lý Ngọc Trì là kẻ đại
diện của triều đình Trung Hoa lúc đó cấu kết với đoàn người buôn lậu nầy.
-Theo nhật ký của J.Dupuis thì khởi đầu đoàn buôn lậu nầy từ Hong Kong
đến vịnh Bắc bộ với 2 pháo thuyền chạy bằng máy hơi nước Hong Kiang,