vòng khương tuyến và bốn khẩu trọng pháo lòng lớn có vòng khương tuyến
đạn 12 cân Anh (khoảng 6 kí lô) để đánh hạ chiến lũy Kỳ Hòa kiên cố do
danh tướng Nguyễn Tri Phương trấn đóng. (A. Schreiner; sách đã dẫn;
trang 151).
Hai tác giả Bouianais và Paulus cho biết trong một quyển sách viết chung
của họ có tựa đề là L Indochine française contemporaine, nơi trang 11, thì
vào thời điểm trước khi tấn công chiến lũy Kỳ Hòa các khẩu đại pháo lòng
160 ly có vòng khương tuyến, đạn tròn nặng 30 cân Anh (khoảng 15 kí lô
đã được quân Pháp-Y Pha Nho bố trí từ những ngày cuối tháng 2 d.l năm
1861.
Các khẩu đại pháo nầy mượn từ các chiến hạm lớn của Charner, mỗi khẩu
nặng khoảng 3,500 kilô, có tằm tác xạ hữu ích là 6,250 mét theo một góc
độ là 35o. (A. Schreiner; sách đã dẫn; trang 157; phần ghi chú số 2).
Loại đại pháo cổ từ thời Gia Long lòng súng không có vòng khương tuyến,
bắn một viên đạn tròn nặng 8 cân Anh (hay 4 kílô) chỉ có một sức bắn xa là
800 mét hay với một góc độ lớn tối đa thì cũng chỉ bắn xa được không quá
1,500 mét; một đại pháo cùng loại nhưng lòng có đường khương tuyến, bắn
đi một viên đạn nặng 4 kilô sẽ có tằm tác xạ hữu ích là 3,200
mét(A.Schreiner; trang 151,152) tức là từ đồn Cai Mai (có sách gọi là đồn
Cây Mai) quân Pháp có thể di chuyển các khẩu đại pháo nầy đến gần chiến
lũy Kỳ Hòa khoảng 3 cây số để dùng cách đánh bắn phá thành lũy trước rồi
tung quân tiến chiếm sau (Tiền pháo hậu kích).
-Nội tình an ninh trong nước bất ổn. Giặc thổ phỉ Cờ đen, Cờ Vàng, Cờ
trắng đến từ Trung Quốc lộng hành ở Bắc Kỳ (A.Schreiner page 311) khiến
cho quan binh triều đình chỉ còn biết quanh quẩn trú an trong thành Hà Nội
và các thành quách ở các tỉnh lân cận. Tệ hại hơn nữa là chính quyền Đại
Nam ở Bắc Kỳ còn trọng dụng giặc thổ phỉ Cờ đen, thả lỏng cho bọn họ
tung hoành nghênh ngang, vơ vét, cướp phá dân chúng khắp nơi. Ba nhóm
giặc thổ phỉ nầy là dư đảng của một tổ chức nội phản khởi phát từ năm Kỷ
Dậu (niên hiệu Tự Đức thứ 2 / 1849) ở Tỉnh Quảng Tây của Trung Hoa có
tên là Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh, Tiêu
Triều Quí, Lý Tú Thành chủ xướng, chiếm giữ vùng Kim Lăng và nhiều