Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tiến Lâm đón đánh quân Xiêm-Miên ở Tiền
Giang, Nguyễn Công Trứ cùng với Nguyễn Công Nhàn giữ mặt Vĩnh Tế,
Phạm Văn Điển và Nguyễn Lương Nhân đón đánh tại Hậu Giang. Ba đạo
quân từ 3 mặt cùng tiến đánh, quân Xiêm cùng giặc Miên bị đánh tan phải
chạy rút về Trấn Tây. Tháng 6 âl (1842), một số dân người Cao Miên
không chịu sự xâm lăng và thống trị quân Xiêm trước đây đã bỏ trốn vào
rừng nay các thổ mục của họ tỏ ý với chức quyền Đại Nam xin giúp để họ
trở về nước cũ. Sai tổng đốc Nguyễn Tri Phương và tuần phủ Doãn Uẩn vỗ
về, thu phục nhóm người Miên nầy để dùng họ trong việc cai trị ở thành
Trấn Tây trong tương lai. Tháng 8 âl, ra lệnh chuẩn bị quân binh để đánh
Trấn Tây theo lời trình tấu và đề nghị của Nguyễn Tri Phương và Doãn
Uẩn. Tháng 10 âl, sai văn võ đại thần duyệt bàn tình hình biên giới xứ Trấn
Tây.
Năm Ất Tỵ, Thiệu Trị thứ 5, tháng 6 (1845), Tuần Phủ An Giang là Doãn
Uẩn cùng với đề đốc Nguyễn Văn Hoàng chia đường tiến đánh vào nước
Chân Lập: quân của Doãn Uẩn hợp với quan binh Định Tường hạ được 2
đồn Thị Đam, Vịnh Bích. Đạo quân của Nguyễn Văn Hoàng phối hợp với
quan binh An Giang và Vĩnh Long tiến đánh Tầm Bồn (Battambang), quân
Chân Lập bỏ đồn chạy. Thu được rất nhiều thuyền bè, khí giới. Truyền dụ
cho Võ Văn Giải, Tôn Thất Bạch và Tôn Thất Nghị ở Gia Định hội đồng
với quan binh của Nguyễn Tri Phương ở An Giang để tiến đánh Chân Lập.
Doãn Uẩn phá tan quân Chân Lập tại một vùng sông ở Sách Sô rồi tiến đến
Bang Chích, đắp đồn đóng giữ. Tháng 7 âl (1845), Nguyễn Tri Phương và
Tôn Thất Nghị đưa quân đến Ba Nam, cho người đi chiêu dụ quân Chân
Lập nhưng họ không chịu đầu hàng mà còn làm đồn, đắp lũy ở thượng lưu
vùng sông chạy ngang đến đồn Thiết Thằng (đồn nầy giăng dây sắt nên gọi
là Thiết Thằng) để giữ thành Nam Vang. Quan binh triều đình không thể
tiến binh, vua Thiệu Trị ra lệnh đánh gắp. Quân đoàn của Nguyễn Tri
Phương và Doãn Uẩn ở Ba Nam tiến đánh và hạ được đồn Thiết Thằng của
quân Chân Lập rồi tiến chiếm luôn thành Trấn Tây (tức thành Nam Vang
/Phnom Penh). Từ Gia Định, Võ Văn Giải báo trình tin thắng trận về kinh
đô Phú Xuân. Vua liền phái Võ Văn Giải đến Trấn Tây để ủy lạo và ban