thưởng cho các quan binh. Truyền dụ cho Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn
tiếp tục đưa quân tới Vĩnh Long để truy kích và tảo thanh tàn quân của
Chân Lập. Cũng sai Võ Văn Giai, Tôn Thất Bạch và Nguyễn Văn Hoàng
hành quân chiêu hồi trong các vùng đất Chân Lập vừa tái chiếm. Ai ra đầu
thú mà bắt được quân Xiêm trên đất Chân Lạp để giải nạp cho quan binh
của nước Đại Nam thì được thưởng và khỏi tội. Thổ mục và Thổ dân người
Chân Lập đem nhau ra đầu thú hơn 23,000 người. Họ đều nói bị quân Xiêm
ức hiếp áp chế nên phải nghe theo Võ Văn Giải trình tấu xin đặt Nặc Ong
Bướm (con của Nặc Ong Yêm) là quốc trưởng Cao Miên, phái quân của
Đại Nam giám sát, lấy Vĩnh Long làm nơi sở tại để quân triều đình đóng
giữ ở đấy. Triều thần bàn định không chấp nhận giải pháp của Võ Văn Giải
và đề nghị chia đất Cao Miên thành phủ, huyện rồi giao cho các thổ mục
người Chân Lập đã theo về với triều đình giống như trường hợp của Trà
Long, Nhâm Vu để cai trị dân Chân Lập. Đề nghị nầy của triều thần được
chấp thuận.
Tháng 9 âl (1845), Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đem quân tới Vĩnh
Long, loạn quân kháng cự mạnh, quan binh không thể tiến tới được bằng
đường sông. Nguyễn Tri Phương liền ra lệnh cho quân binh bỏ thuyền lên
bộ tấn công ào ạt, loạn quân vỡ thua, Nặc Ong Đôn và tướng Xiêm Chất Tri
rút quân lui giữ thành U Đông. Bổ dụng Nặc Ong Bướm làm tuyên phủ sứ
vì đã theo về với quan binh Đại Nam và có công trong chiến dịch chiêu dụ
người Chân Lập. Thành U Đông bị quân Đại Nam vây rất ngặt. Tướng
Xiêm là Chất Tri hai ba lần sai người mang thư đến trại quân của Võ Văn
Giai xin hòa. Triều thần nghị bàn đề nghị chấp thuận với điều kiện Nặc
Ong Đôn phải ra đầu thú và nước Xiêm phải ký hòa ước với Đại Nam.
Nguyễn Tri Phương tạm ngưng tấn công thành U Đông và ra kỳ hạn cho
Chân Lập và Xiêm La đến ký hòa ước.
Tháng 10 âl, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đề nghị chọn 20 người
Chân Lập tài giỏi vừa mới đầu phục trong thành Trấn Tây, cho họ giữ các
chức phủ úy và huyện úy (6 phủ và 14 huyện) để họ chiêu dụ dân Chân
Lập. Vua chuẩn y. Tướng Xiêm Chất Tri sai hẹn hội ước và tiếp tục cố thủ
thành U Đông. Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn liền ra lệnh tiến đánh giết