KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 132

chết hơn trăm quân địch, trong số đó một nửa là quân Xiêm. Quân Xiêm-
Miên cố thủ và phản công. Cả hai bên đều bị thiệt hại. Nguyễn Tri Phương
xin viện binh tăng cường. Triều đình gửi thêm viện binh: cho thự đề đốc
Vĩnh Long-Định Tường Ngô Văn Giai đến Trấn Tây hội đồng với Tôn Thất
Bạch tham biện công việc, sai Nguyễn Văng Hoàng đi Vĩnh Long hợp cùng
Lê Văn Phú và Doãn Uẩn đốc quân đánh dẹp. Lãnh binh An Giang là Lê
Đình Lý cũng được sai đến Trấn Tây để phòng sai phái.
Tháng 11 âl (1845), chỉ thị cho Nguyễn Tri Phương nên cứu xét để ký hòa
ước với quân Xiêm và Chân Lập nếu họ thực lòng cầu hòa, nếu không thì
thì phải tiến đánh nhanh chóng cho xong việc. Sau đó Chất Tri lại cho
người đến xin ước hội. Quân Xiêm dựng một nhà lợp tranh nơi địa điểm
hai bên gặp nhau. Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn dẫn quân hộ vệ đến hội
quán rồi từ của bên trái đi vào. Chất Tri xuống voi, đi chân không, bỏ hết
nghi thức của người Xiêm rồi từ cửa bên phải đi vào làm lễ vái chào. Hai
bên ký hòa ước nhưng buộc Nặc Ong Đôn phải đích thân dâng thư xin nhận
tội. Ngày hôm sau, Ong Đôn cho người mang thư đến cửa quân xin nhận
tội để chuyển về kinh thành cứu xét, được chấp nhận. Tuy nhiên, vẫn không
nhận được thư chính thức của Chất Tri. Rồi quân Xiêm tự ý triệt đồn lui
quân. Lệnh cho Nguyễn Tri Phương lui quân về thành Trấn Tây, Ngô Văn
Giai về An Giang, Tôn Thất Bạch về Gia Định.
Năm Bính Ngọ, Thiệu Trị năm thứ 6 (1846), tháng Giêng, tướng Võ Văn
Giai tha cho mẹ của Nặc Ong Đôn về Cao Miên còn vợ và cháu của đương
sự, đợi cho đến sau khi Chất Tri về nước Xiêm rồi sẽ tha về với Ong Đôn.
Tháng 11 âl (1846), tướng Chất Tri lần lữa lấy cớ, ra kỳ hạn một tháng để
chờ thư của vua Xiêm, chưa chịu chịu rút quân Xiêm ra khỏi thành U
Đông. Sau Chất Tri đó lại yêu cầu xin cho Nặc Ông Đôn đến đầu thú trước
và thư của vua Xiêm sẽ nộp sau. Tháng 12 âl (1846), Chân Lập Nặc Ong
Đôn sai bầy tôi là Ốc Nha Lịch, Y Giá Non, Ốc Nha Bô, Na Đốc Côi, Ốc
Nha Thôn, Na Tiếp Bà Đê Đột đem bài biểu và lễ vật tới Trấn Tây để gởi
về kinh đô xin thần phục, được chấp nhận.
Tháng 2 âl năm Đinh Mùi (trong khoảng tháng 3dl và tháng 4 dl năm
1847), sứ Cao Miên làm lễ triều cống. Truyền chỉ cho bộ Lễ điều tra hỏi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.