han để xem người Cao Miên đã thực lòng thần phục triều đình Đại Nam
hay chưa. Hỏi đến đâu, sứ Cao Miên nói đến đó, không ngần ngại chút nào,
xét thấy lời lẽ của họ chân thành, cho nên không còn nghi ngờ người Cao
Miên nữa. Phong cho Nặc Ong Đôn làm Cao Miên quốc vương, Mỹ Lâm
quận chúa Ngọc Vân làm Cao Miên quận chúa. Sai bố chính tỉnh Gia Định
là Lê Khắc Nhượng cùng với Nguyễn Tiến Hội và Hoàng Thu làm khâm sứ
sang thành Oudong làm lễ tuyên phong cho Ong Đôn và Ngọc Vân.
Thưởng công cho các quan đại thần ở Trấn Tây.
Tháng 12 â.l năm Tân Dậu, niên hiệu Tự Đức thứ 14 (tháng 1 d.l/1861), để
trả thù về cái chết của Barbet, Ariès mở một cuộc hành quân lớn tấn công
vào các phòng tuyến của chiến lũy Chí Hòa nhưng bị quan binh triều đình
chống trả mãnh liệt, hơn 130 quân Pháp bị chết tại trận. Sau trận đánh nầy,
phó đô đốc hải quân Charner và thiếu tướng Vassoigne được chính quyền
Pháp phái sang, mang theo 3,000 quân tăng viện và một hạm đội tàu chiến
hùng hậu.
Vua Cao Miên (Chân Lập) Nặc Ong Đôn (sử cũ viết là man tù Xá Ong
Giun) chết năm 1860 tức năm Canh Thân, tháng 11 â.l/ niên hiệu Tự Đức
thứ 13 (ĐNTLCB; quyển XXIII đã dẫn; trang 166), con trai trưởng là
Norodom kế vị.
Tân Dậu, Tự Đức thứ 14, tháng Giêng (7 tháng 2 d.l/1861), soái hạm
Impératrice-Eugénie của Charner thả neo trên sông Sài Gòn (sông Tân
Bình). Sau khi đánh chiếm đại đồn Chí Hòa và truy kích quân triều đình
chạy về Biên Hòa Charner phái phó thuyền trưởng Lespès mang qua cáp và
một lá thư đề ngày 24/ 3 d.l/ 1861 sang chiêu dụ vua Cao Miên Norodom
đệ I. Norodom liền cử một sứ đoàn 80 người mang lễ vật sang gặp Charner
để xin giao hảo với người Pháp. Việc nầy được A. Schreiner viết lại như
sau:
En fin, au roi du Cambodge, l amiral fit parvenir des présents et une lettre
(24 mars 1861). Le lieutenant de vaisseau Lespès, qui avait pris une part
des plus actives à la campagne, fu chargé de la mission; il se rendit à
Kampot avec l aviso le Norzagaray qu il commandait. Voici la teneur du
pli: