NQS
Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản
Chương 25
V/-
THAM VỌNG BÀNH TRƯỚNG CHÍNH SÁCH
THUỘC ĐỊA CỦA NGƯỜI PHÁP
Sau khi Pháp và Trung Quốc ký kết và phê chuẩn thỏa ước hòa bình ngày
25 tháng 10 dl năm 1860 tại Bắc Kinh (để bổ túc thêm cho hoà ước Thiên
Tân ký kết giữa Pháp và Trung Quốc vào ngày 27 tháng 6 dl năm 1858),
Charner liền đưa hết đoàn quân viễn chinh Pháp từ chiến trường Trung
Quốc trở qua Sài Gòn. Đoàn tàu chiến chuyển quân của Charner đế Sài
Gòn ngày 7 tháng 2 dl năm 1861. Ngày 24 và 25 tháng 2 dl tấn công đại
đồn Kỳ Hòa, đẩy lui quân triều đình ra khỏi vòng đai Sài Gòn, Gia Định,
chiếm luôn Thủ Dầu Một, Tây Ninh. Quân triều đình rút lui về cố thủ Biên
Hòa. Kế tiếp quân của Charner tiến chiếm Mỹ Tho.
Sau chiến thắng Mỹ Tho, Charner phải tạm ngưng việc chiến tranh để lo tổ
chức cai quản cả một vùng lãnh thổ rộng lớn nằm giữa sông Mê-kong và
sông Soài Rạp. Ngay cả việc người Cao Miên sẵn sàng chịu đặt lãnh thổ
của họ dưới quyền kiểm soát của đoàn quân viễn chinh Pháp mà Charner
cũng phải làm ngơ. Với súng óng kỹ thuật tốt và vượt trội so với vũ khí của
quan binh triều đình Đại Nam cùng với tinh thần đánh trận yếu kém chưa
đánh đã bỏ chạy của quân binh nhà Nguyễn thì đoàn quân chiến thắng của
Charner có thể tiếp tục cuộc hành quân xâm lược để đánh chiếm luôn tỉnh
Biên Hòa và 3 tỉnh miền Tây không mấy khó khăn nhưng Charner phải
ngừng lại. Tại sao ? Bởi vì theo Charner chiếm đất thì không khó lắm
nhưng giữ đất đã chiếm được thì không phải dễ: "Nếu tôi có thêm một ngàn
quân thì tôi sẽ đánh chiếm luôn ba tỉnh phía Tây nhưng liệu rằng tôi có đủ
nhân sự để giữ 3 tỉnh đó hay không? Tôi phải tự hạn chế để không phải thối
lui lấy một bước. Danh dự của người Pháp tùy thuộc vào điều đó". Đây là
lời của Charner viết ra gởi cho Chasseloup-Laubat bộ trưởng Bộ Hải quân
và Thuộc Địa của chính phủ Pháp ở Paris ("Si j avais mille hommes de