Sự quyết đoán nầy tự nó sẽ không có nền tảng và muốn cho có ý nghĩa thì
người ta sẽ phải nói cho biết sự hợp chủng là gì? Ở vào thời nào? Theo
những tỷ lệ nào? Sự pha trộn đã tiến hành dưới nhiều nguồn ảnh hưởng
khác nhau như thế nào? Muốn biết được những điều đó thì phải sinh sống
lâu dài trên đất nước nầy và nhất là cần có sự nghiên cứu về ngôn ngữ, lịch
sử và về các sắc tộc trên bán đảo Ấn-Hoa (thường được gọi là bán đảo
Đông Dương, gồm có Việt Nam, Cao Miên và Lào), phải như vậy thì mới
có thể hiểu được những câu hỏi nêu ra bằng không thì chỉ là lý thuyết. Một
sự nghiên cứu lâu dài như thế cho đến nay chỉ mới có tính cách sơ thảo.
Như vậy, tôi sẽ phải lướt qua các vấn đề vừa nêu ra ở trên để khảo sát sự
khác biệt nòng cốt về chủng tộc giữa những cư dân đang sinh sống trên
vùng Nam Kỳ hạ đối với những kẻ chinh phục mới đến. Phải thừa nhận
rằng sự khác biệt nầy tạo thành một lý lẽ đối kháng, một nguyên nhân gây
ác cảm. Tuy nhiên những điều nầy cần phải được công nhận vì giá trị chính
đáng của nó.
Giống như những nước chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Quốc, ở
Nam Kỳ hạ có hai hạng người khác biệt nhau: một hạng là các sĩ phu (tức
là những thành phần trí thức) và một hạng là thành phần các thứ dân (còn
gọi là tục dân). Các uy quyền, cai trị đều do tầng lớp sĩ phu nắm giữ. Bắt
chước một cách dốt nát những cung cách xử thế của các sĩ phu Trung Quốc,
tầng lớp sĩ phu An Nam cuồng nhiệt áp dụng sự hiểu biết của họ và bất
chấp bất cứ điều gì không phù hợp với văn minh kiến thức của họ. Trên
thực tế, chúng ta đến đây chiếm đoạt quyền sở hữu lãnh thổ Nam Kỳ hạ từ
tay của họ và cũng chỉ có họ mới là những kẻ không bao giờ chịu tha thứ
cho chúng ta vì chúng ta đã chấm dứt sự tham lam bốc lột của họ trên tài
sản dân chúng, để tiêu hủy ảnh hưởng và san bằng uy thế của họ, làm tiêu
ma mất đi vai trò (lãnh đạo) của họ. Vì chỉ biết chú trọng trên những kiến
thức ấu trĩ để hiểu biết về ưu thế của chúng ta cho nên họ chỉ có thể cảm
nhận được ưu thế đó theo ý nghĩ của họ để rồi câm giận chúng ta nhiều
hơn. Cuộc chiến giữa họ với chúng ta là cuộc chiến bất tận mà cũng chính
là vì niềm cao ngạo của họ bị va chạm và sự thù ghét vì lợi lộc đôi khi đặt
ngang với lòng ái quốc đã khiến cho họ can trường chấp nhận một cuộc