hướng và phương cách áp dụng nền công lý của chúng ta. Ý thức đạo đức
của họ quá mờ mịt và thấp kém khiến cho họ khó có thể nhận ra được cái
nào là cái nhìn cao hơn, lớn hơn phát hiện từ cung cách hành động của
chúng ta. Điều nầy chỉ thấy xảy ra ở những dân tộc mà những ý niệm về
công lý và luật pháp trong mọi tình huống bị trộn lẫn vào các ý niệm về
những hành vi đã rồi và bạo lực, mà đó lại là những tình huống cần sự che
chở của luật pháp, một sự cầu viện khẩn thiết của kẻ yếu kém bị áp bức
nhưng lại chỉ có thể mua được bằng tiền bạc. Đó là hậu quả của đầu óc
mưu mẹo và lừa đảo giúp cho các phán quan không còn phải e dè và làm
mất đi phẩm cách trang nghiêm của tòa án. Người ta sẽ không ngạc nhiên
khi thấy có những xúc động choáng váng vì sự có mặt của những kẻ có đầu
óc như thế trong hiện tình cùng với những viên quan cai trị hành chánh
người Pháp được cắt cử để ban phát công lý.
Vã chăng, các ý niệm về công lý tự nó là những ý niệm tuyệt đích ở bên
ngoài thế giới của nhân loại và những ý niệm nầy chỉ có một giá trị tương
đối khi chúng được áp đặt vào bất cứ nơi đâu hay vào bất cứ một thể chế xã
hội nào. Tùy theo phong tục tập quán khác nhau của mỗi nơi, tùy theo tính
cách đặc biệt của mỗi nền văn minh mà các hình thức nghĩa vụ khác nhau
được tạo thành. Cũng vậy, để thấu hiểu bản chất một vài khó khăn và mức
độ của một số thái độ chán ghét ở Nam Kỳ hạ thì người ta phải gột bỏ các ý
kiến tiền định, những thành kiến về giáo dục và nhất là không được cứu xét
vấn đề dưới nhản quan của một người Âu Châu. Có lẽ điều nầy từ trước
đến nay chưa có ai thử áp dụng. Nhược bằng đã làm được như vậy thì
người ta sẽ không bõ ngỡ về một số hậu quả đương nhiên phải có xuất phát
từ một nền văn minh suy vi thoái hoá và nếu là một người quan sát ít thiên
vị thì sự phê phán của người nầy đã là một sự phê phán công minh hơn.
Thiển nghĩ, đó là tất cả những nguyên cớ của những sự ngờ vực đã bén rễ,
của những thái độ lạnh nhạt thờ ơ tự nẩy sinh từ dân chúng An Nam kể từ
lúc chúng ta chiếm đóng.