KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 175

hương) để chế biến các loại dầu bay hơi và dầu cánh kiến (để pha chế sơn
vẹt ni đánh bóng đồ gỗ), cây lấy hạt anit, cây nhân sâm để lấy củ và rể dùng
trong ngành Đông y, nhiều loại cây quý để lấy tinh dầu , vân . . .vân . . ., tất
cả đều có thể tìm thấy tại vùng đất được thiên nhiên ưu đãi nầy, một nơi mà
người ta có thể nhận thấy được nhiều ngành thương mại phát sinh từ những
tài nguyên nầy giống như ở những nơi khác.
Cho đến bây giờ vì phải bận rộn với cuộc chiến tranh và công tác tạo dựng
cơ sở của chúng ta ở Nam Kỳ hạ cho nên chưa có thể nghiên cứu về mặt
địa hình và thống kê những nước lạ lân cận. Sát gần những đường ranh biên
giới lãnh thổ của chúng ta hiện nay, mạn phía Bắc không còn có thể thu
thập được một tin tức nào nữa và tình trạng mù mịt lớn lao dang ngự trị ở
phía đó. Không có gì gọi là ảo tưởng để giả định rằng ngày mà chúng ta đã
xâm nhập được vào nơi hỗn độn và tạo dựng được những mối dây liên hệ
hòa bình với các vùng sung túc phì nhiêu nầy thì con đường thuận lợi và an
toàn từ nước Cao Miên sẽ mang đến cho cơ sở của chúng ta những sản vật
mà hiện nay nước đó đang chở sang Trung Quốc. Một trung tâm thương
mại to lớn luôn luôn tạo ra một sức thu hút rất hiệu nghiệm, và do đó các
sản phẩm từ các nước Âu châu sẽ lấn lướt thay thế các sản phẩm của Thiên
triều Trung Quốc trong các ngành giao thương.
Như vậy, có thể xem như đã trả lời những câu hỏi của một nhân vật ngoại
giao (Dubois de Jancigny) công du các nước thuộc vùng biển Trung Quốc
vào năm 1850 và nhất định là ta sẽ không phí công để đọc lại những câu
hỏi đó. Ông ta viết: "Hiện nay có những bộ tộc nào sống rải rác dọc theo
hai bên bờ của dòng sông Mékong ? Những người dân thuộc các bộ tộc nầy
từng chịu áp bức từ bây lâu nay thì tương lai của họ sẽ ra sao khi mà chỉ có
sự giao tiếp với người Âu Châu mới có thể mang đến cho họ những lợi ích
văn minh và thương mại?" Ông ta viết tiếp: "Những thắc mắc cần được giải
quyết nầy hình như chỉ đặt ra cho nước Anh vì rằng những cơ sở của họ
trong vùng sông Ténasserim ở Miến Điện và vùng bán đảo Mã Lai chỉ đạt
được tới một mức độ phát triển và thịnh vượng mà động lực là những nhu
cầu bức thiết gặt hái từ những sự thể xảy ra ngoài ý muốn.
Con sông Dương Tử rộng lớn, một con sông huyết mạch của Trung Quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.