KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 178

hiện nay vẫn còn có một đế quốc giàu có sung túc không thua gì Trung
Quốc: đó là nước Nhật Bản. Quốc gia nầy khăng khăng chủ trương chính
sách bế quan tỏa cảng từ xưa tới nay nhưng bây giờ thì họ đang nghĩ tới
việc giải tỏa chính sách nầy để mở cửa khẩu tiếp nhận các nền thương
nghiệp và văn minh của Âu Châu. Một đoàn sứ thần của quốc gia nầy trên
bước đường hướng về phía Âu Châu hiện đang tiếp xúc với Sài Gòn và
nhất định là phải có kết quả. Quá bị sửng sốt về tính cách nghiêm trọng của
việc chiếm hữu lãnh thổ và ảnh hưởng của người Pháp trên những phần đất
nầy, các sứ giả người Nhật đã hồi nhớ lại vào một thời kỳ trước đây không
lâu lắm đất nước của họ đã để tâm tới tương lai thương mại của miền Nam
Kỳ hạ và đã từng manh nha thiết đặt những khu thuộc địa trên phần đất nầy.
Cũng có những dư luận đang bàn tán về một ấn tượng thông thương đều
đặng và trực tiếp sẽ được mở ra trong một ngày nào đó giữa Nhật Bản và
Nam Kỳ hạ; điều nầy sẽ coi như là một phương cách nhanh chóng chất và
hữu hiệu nhất để du nhập vào thị trường tiêu thụ Âu Châu những sản phẩm
của người Nhật để tránh được sự cạnh tranh với các thị trường hiện có tại
Thượng Hải và Hồng Kong.
Như vậy, về mặt kinh tế, nếu được xét một cách tổng quát nơi vùng đất
đang chiếm cứ thì vị thế tuyệt hảo lãnh thổ thuộc địa của chúng ta sẽ biến
Sài Gòn trở thành một bến cảng có tầm cỡ hạng nhứt vùng Á Châu.
Cùng với sự phát triển Sài Gòn thành một trung tâm điểm thương mại của
Viễn Đông, chúng ta có thêm động lực thúc đẩy sự giao lưu giữa Âu Châu
và Trung Hoa do con kinh đào Suez ở Trung Đông tạo rạ. Với công trình
kinh đào vĩ đại nầy, bến cảng Marseille của nước Pháp sẽ là nơi quy tụ nền
thương mại của các nước Đông phương đồng thời cũng là địa điểm xuất
phát sản phẩm của các nước Tây phương tỏa ra trên các vùng biển Á Châu.
Với 2 đầu cực là cảng Marseille và cảng Sài Gòn, tuyến đường giao thương
mênh mông nầy đi ngang qua các miền lãnh thổ sung túc đứng vào hàng
bậc nhứt trên thế giới, nối liền màn lưới bưu chính giữa Bombay với
Melbourne (Úc), Calcutta với Manila, Batavia với Thượng Hải; trung điểm
của tuyến đường giao thông nầy là một vùng đất do tài trí khéo léo của
người Pháp tạo ra, đó là vùng con kinh đào Suez ở Trung Đông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.