NQS
Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản
Chương 29
Người Pháp và nước Pháp, kể từ thời Napoléon III đến nay đều coi Francis
Garnier như là một trong những người vĩ đại đi tiên phong trong tiến trình
phát triển chính sách thuộc địa thực dân của họ trên các lãnh thổ hải ngoại
tại vùng Á Châu đặc biệt là ở Đông Dương. Trong khi mà đoàn quân viễn
chinh xâm lược của Pháp chỉ mới làm chủ thực sự 2 thành phố lớn quan
trọng ngang nhau, nằm kề sát bên nhau là Sài Gòn và Chợ Lớn thì với vị
thế là một thị trưởng thành phố Chợ Lớn, tiếng nói của Francis Garnier
nhất định phải được chính quyền và dư luận quần chúng ở Pháp đặc biệt
quan tâm.
Sau thắng lợi ngoại giao ngoạn mục của đoàn sứ Đại Nam do Phan Thanh
Giản cầm đầu, hoàng đế Pháp Napoléon III và chính phủ Pháp đã đồng ý
mở một cuộc thương thảo để ký kết với triều đình Huế một hòa ước mới.
Nhóm quân phiệt của bộ Hải quân Pháp cầm đầu là bộ trưởng Chasseloup
Laubat và Thống đốc kiêm tư lệnh lực lượng viễn chinh xâm lưuợc Pháp ở
Nam Kỳ hạ De La Grandière đã có những thái độ và hành động chống đối
chủ trương xét lại của Napoléon III và chính phủ Pháp ở Paris và không
đếm xỉa gì tới sự hiện diện của đặc sứ Aubaret. Chính La Grandière đã thúc
hối bộ trưởng bộ Hải quân Chasseloup Laubat qua các công hàm nầy đến
công hàm khác để phản đối chủ trương xét lại của chính phủ Pháp về vấn
đề Nam Kỳ hạ thuộc Pháp. Chính trong thời điểm và bối cảnh như thế thì
tiếng nói của Francis Garnier đã góp phần không nhỏ cho việc xoay chuyển
nếp suy tư và dư luận quần chúng Pháp trong việc chôn vùi hòa ước
Aubaret.
Tuy nhiên, chuyện gì đã xảy ra ở Paris trong khi có những dư luận phát
xuất từ Sài Gòn và từ Bộ Hải Quân để chống đối chủ trương xét lại của
chính phủ Pháp? Theo quan điểm của người Pháp thì đây chỉ là một phản
ứng hiển tự nhiên đưa tới một hiệu quả hiển nhiên phải có: Chasseloup
Laubat vốn là một kẻ chủ trương mạnh mẽ chính sách thực dân thuộc địa